Ngày Hội Ngộ CSVSQ Khóa 22 TVBQGVN

tại Houston, Texas

(24 tháng 4 năm 2011)

        Năm 2006, tức cách đây khoảng 5 năm, tôi có dịp ghé thăm Paris, được Trung tướng Trần văn Trung, cựu CHT Trường Vơ Bị Quốc Gia Việt Nam (TVBQGVN) có hảo ư hướng dẫn thăm thắng cảnh. Sau khi viếng thăm lăng rất nổi tiếng của Napoléon Bonaparte Đại Đế, tôi ngỏ ư nhờ TT Trung hướng dẫn thăm mộ Quốc Trưởng cựu hoàng Bảo Đại. Được biết cựu hoàng Bảo Đại an nghỉ tại một nghĩa trang dành cho những nhà quư phái tại Paris. Chúng tôi đến đó khoảng 20 phút trước 6:00 giờ chiều là giờ nghĩa trang đóng cổng - người canh gác nghĩa trang cho biết - nhưng cũng kịp giờ để t́m ra ngôi mộ vị Hoàng đế cuối cùng của Triều Đại nhà Nguyễn. Ngôi mộ tuy b́nh thường nhưng tô đá mài màu đen điểm chấm trắng lóng lánh rất trang nhă, ghi những ḍng chữ:

HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM BẢO ĐẠI

HUƯ NGUYỄN PHƯỚC VĨNH THỤY

1915-1997

SA MAJESTÉ BẢO ĐẠI

EMPEREUR DU VIỆT NAM

        Trong chuyến du lịch Paris, cuộc viếng thăm ngôi mộ cựu hoàng Bảo Đại tuy hết sức ngắn ngủi, nhưng lại để lại trong tôi ấn tượng sâu đậm nhất, bởi lẽ đối với các CSVSQ khóa 3 chúng tôi xuất thân từ Trường Vơ Bị Liên Quân Dalat (TVBLQD) th́ cựu Hoàng được coi là biểu tượng của tinh thần quốc gia lúc bấy giờ. Có tin đồn rằng chính cựu Hoàng đă chỉ thị rời Trường Huấn Luyên Sĩ Quan tiền thân của TVBQGVN từ Huế vào Đalat và được đổi tên là TVBLQĐ. Tại Dalat, Ngài dă dành cho các cựu SVSQ K3 nhiều ưu ái, như khoản đăi các huấn luyện viên và SVSQ Trường một tiệc sâm banh tại Biệt Điện số 1, dích thân chủ toạ lễ măn Khóa 3 vào tháng 6 năm 1951, mở đầu cho truyền thống các lễ măn khóa TVBQGVN sau này luôn luôn được đặt dưới quyền chủ toạ của vị nguyên thủ quốc gia.

      Về lịch sử TVBQGVN, cuốn KỶ YẾU HẢI NGOẠI 1990 (trang 9) viết lời mở đầu như sau; ‘Lịch sử của Trường Vơ Bị Quốc Gia Việt Nam là lịch sử của môt thực thể gắn liền với lịch sử cận đại của dân tộc, của lịch sử chiến tranh VN nói chung và của gịng Quân Sử Việt nói riêng” (hết trích dẫn). Đặc điểm lịch sử về sự h́nh thành lực lượng người Việt quốc gia lúc ban đầu là người quốc gia vừa phải tranh đấu dành lại độc lập trong tay đế quốc Pháp, vừa phải tranh đấu chống lại cộng sản với mưu đồ đưa dân tộc vào ṿng nô lệ cộng sản quốc tế. Cả hai kẻ thù đế quốc Pháp củng như CS đếu có chủ trương giống nhau là triệt tiêu khả năng lănh đạo của người quốc gia. Đế quốc Pháp chủ trương chỉ đào tạo cho người bản xứ những viên chức thừa hành chứ không phải những cán bộ lănh đạo. C̣n CS th́ thừa hưởng kinh nghiệm và thủ đoạn của cả thế giới cộng sản nhằm triệt tiêu những cán bộ quốc gia ở mọi cấp bộ đối kháng hay không đối kháng. Bối cảnh lịch sử đặc thù trên đă đặt TVBQGVN phải gánh vác vai tṛ cực kỳ quan trọng là đào tạo cho quốc gia những cán bộ chỉ huy và lănh đạo xứng danh, đa năng đa hiệu, có nhiệm vụ ổn định bờ cơi giang san trong thời chiến và xây dựng quốc gia trong thời b́nh.

     Chính v́ vai tṛ cực kỳ quan trọng của TVBQGVN đối với đất nước, cho nên sau này, các vị nguyên thủ quốc gia như Tổng Thống Ngô đ́nh Diệm và Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu đều đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo các SVSQ /TVBQGVN. Những lần công du Đalat, TT Ngô đ́nh Diệm thường dành thời giờ nói truyện về t́nh h́nh đất nước với các SVSQ thụ huấn, có những cuộc nói truyện rất dài giờ. Chính Tổng thống Diệm đă đặt viên đá xây dựng ngôi trường mới khang trang tại đồi 1515, ban hành sắc luật năm 1960 cải tổ TVBLQĐ thành TVBQGVN, để đào tạo các sĩ quan Hải, Lục, Không Quân với chương tŕnh huấn luyện 4 năm có tŕnh độ kiến thức bậc đại học. C̣n đối với Tổng thống Nguyễn văn Thiệu th́ thời gian tôi giữ trọng trách CHT, TT Thiệu đặc biệt lưu tâm và đích thân sửa chữa chi tiết mẫu quân phục đại lễ của SVSQ. Ông cũng hết ḷng hỗ trợ nhà trường trở lại chương tŕnh huấn luyện 4 năm đă bị thay đổi rút ngắn do nhu cầu của t́nh h́nh chiến sự.

       Khóa 22 nhập học đúng vào thời điểm TVBQGVN chuyển ḿnh trở lại CTHL 4 năm theo tiêu chuẩn của Trường Vơ Bị Westpoint Hoa kỳ. Tuy nhiên theo chỉ thị Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH th́ TVBQGVN cần phải qua giai đoạn chuyển tiếp đáp ứng nhu cầu cung cấp sĩ quan mỗi năm cho quân lực. Do vậy mới có sự kiện độc nhất vô nhị trong lịch sử của TVBQGVN là môt nửa Khóa 22 ra trường sau 2 năm thụ huấn, số c̣n lại tiếp tục học hết chương tŕnh 4 năm. Có lẽ đây cũng là sự kiện hết sức tế nhị trong Khóa, cho nên hôm nay ban tổ chức mới đề ra chương tŕnh hội ngộ sau 46 năm ngày nhập học (chứ không phải măn khóa) TVBQGVN.

     Nhận lời tham dự buổi hội ngộ hôm nay với tư cách cựu CHT, tôi muốn chia sẻ với các cựu SVSQ, các phu nhân và các cháu thế hệ hai và ba của Khóa 22 vài suy nghĩ:

      1. Hăy trân quư tinh thần TỰ THẮNG ĐỂ CHỈ HUY, phương châm tu thân hàng đầu của TVBQGVN, bởi đó là điều kiện tiên quyết để thành công. Đừng bao giờ tự kiêu tự đại, đừng bao giờ hành xử theo bản năng tự áí. Tự thắng tức là sự biểu duơng ư chí và long dũng cảm thực thi lư tưởng Quốc Gia Dân Tộc (LTQGDT), là điều kiện cần và đủ để xây dựng t́nh đoàn kết Khoá, đoàn kết Tập thể VBQG và đoàn kết cộng đồng.

    2. Hăy lấy DANH DỰ làm kim chỉ nam hướng dẫn mọi suy tư và hành động. Danh dự của bản thân người CSVSQ/TVBQGVN hải ngoại gắn liền với danh dự của các chiến sĩ đồng môn đă nằm xuống, danh dự của Trường Mẹ, danh dự của QLVNCH, danh dự của tổ quốc Việt nam và danh dự của chính gia đ́nh ḿnh.

    3. Hăy giữ vững ư chí thực thi LTQGDT. Con người c̣ lư tưởng là con người có ư chí quyết tâm thực hiện cho bằng được lư tưỡng mà ḿnh đă chọn lựa. Hăy ngẩng mặt hănh diện vế sự chọn lựa gia nhập TVBQGVN của đời ḿnh để phụng sự Tổ Quốc. Biến cố đau thương 30 tháng 4 năm 1975 không có nghĩa là con đường gian khổ với nhiều hy sinh xương máu mà chúng ta chọn lựa để phục vụ là con đường phi chính nghĩa. Dân gian VN ngày nay đang truyền tụng: Tại VN, Xă Hội Chủ Nghĩa đă chết, nhưng chưa chôn, c̣n VNCH th́ đă chôn, nhưng chưa chết. Lời truyền tụng dân gian trên mang ư nghĩa rằng lịch sử cận đại chứng minh: thời gian 20 năm MNVN dưới chế độ VNCH tuy ngắn ngủi, nhưng lại là khoảng thời gian nhân dân MNVN thực sự có tự do hạnh phúc. Đó là một chân lư. Tại hải ngoại, chúng ta hăy không ngừng và kiên tŕ làm sống lại yếu tố chính nghĩa QGDT dưới ngọn cờ nền vàng 3 sọc đỏ của VNCH.

    4. Hăy giữ vững niềm tin vào tiền đồ dân tộc, bởi lẽ cuối cùng th́ chính nghĩa QGDT sẽ thắng và sự nghiệp cán bộ của chúng ta, thế hệ con cháu chúng ta sẽ thành đạt.

Trước khi dứt lời, đại diện cho đại gia đ́nh Vơ Bị, tôi xin chân thành cảm tạ quư vị quan khách, quư vị các hội đoàn bạn đă đến tham dự buổi hội ngộ hôm nay. Cầu chúc quư vị, quư CSVS Khoá 22, quư phu nhân và các cháu VBQG môt buổi tối thân thương, vui vẻ và hạnh phúc.

Đại Tá Đỗ Ngọc Nhận

Chỉ Huy Trưởng TVQGVN

 

 

E-mail the Webmaster with questions or comments about the Web site