TRONG SÔ NÀY

- Lá thư tháng 11

- Báo Cáo Tài Chánh

- Đời Sống Quanh Ta :

- Những điều cần biết về DUI
- Gia hạn trợ cấp SSI

- Chuyện Phiếm

- Cụ Tiên Chỉ
                      Cả Cần

-Tạp Ghi :

- K22 về thăm Cali
                   Cô Tô Kiều

- Bút Kư :

- Tôi theo họp khóa trên San Jose
                       Vân Ao

- Người và Việc :

- Vài phút với anh NV Mùi

- Sinh Họat Đó Đây :

- Sinh họat Florida
              Đặng văn Cần

- Đốt Nén Hương Ḷng

- Kỷ niệm với MK Trung
          Huỳnh vinh Quang

 

LÁ THƯ THÁNG MƯỜI MỘT

     Quận Cam vào những ngày cuối tháng 11, không có cơn mưa nhẹ buổi sáng và cũng chẳng có  lá vàng vương văi trước sân như thông lệ. Khí trời vẫn c̣n cái oi bức của  mùa hè . Một vài đám cháy xảy ra ở vá nơi làm dân cư phải di tản. Tai họa chưa  qua th́ quận Cam lại nghiêng ngả trong cơn gió Santa Ana. Gió hú qua khe cửa quên đóng. Gió thổi khô da mặt. Gió kỷ niệm. Gió tưởng nhớ. Gió quá khứ. Gió tương lai. Gió đánh thức dĩ văng. Gió thôi thúc hiện tại .Gió quận Cam. Gió Saigon và ngọn gió chiến tranh nào đă thổi qua đất nước chúng ta giờ đây đă tan chưa hay vẫn c̣n bay qua trí nhớ của mỗi người ?
    Tháng 11 có ngày Cựu Chiến Binh để mọi người cùng tưởng nhớ và vinh danh nhửng người đă một thời cầm súng bảo vệ cho tự do, công lư. Ngày Cựu Chiến Binh bắt đầu từ cuộc đ́nh chiến giữa lực lượng Đồng Minh và quân đội Đức trong Thế Chiến thứ nhất, được kư kết  đúng 11 giờ ngày 11 tháng11 năm 1918. Lúc đó người ta nghĩ rằng “Hiệp ước đ́nh chiến kết thúc cuộc chiến này sẽ kết thúc tất cả mọi cuộc chiến” và Tổng Thống Wilson công bố ngày 11 tháng11 năm 1919 là ngày lễ Đ́nh Chiến đầu tiên. Nhưng sau đó lại xảy ra Đệ Nhị thế chiến, rồi chiến tranh Triều Tiên nên phải đợi đến ngày 8 tháng 10 năm 1954 Tổng Thống Eisenhouser mới kư văn kiện đổi ngày lễ Đ́nh Chiến thành ngày lễ Cựu Chiến Binh.
    Tháng 11 cũng có ngày lễ Tạ Ơn và lịch sử của nó được bắt đầu vào ngày 6 tháng 9 năm 1620 khi một nhóm hơn 100 người tứ Anh Quốc dùng con tàu Mayflower để đến Tân Thế Giới sau 65 ngày. Họ lập nghiệp ở thành phố Plymouth bây giờ là Massachusetts. Mùa đông đầu tiên trên vùng đất mới đă có hơn 50 ngưới không qua khỏi v́ đói lạnh.  Đến ngày 16 tháng 3 năm 1621, nhờ sự hướng dẫn và giúp đỡ của những người Mỹ gốc da đỏ trong đó có ông Samoset và Squanto, những người này đă biết cách trồng cấy để mưu sinh và năm đó họ đă trúng mùa đem mừng vui và hy vọng đến cho mọi người. Họ đă tổ chức ăn mừng lần đầu tiên trong 3 ngày để tạ ơn Thượng Đế đă cho họ lương thực và một đời sống ấm no. Sau cuộc nội chiến kết thúc vào năm 1865, Quốc hội Hoa Kỳ ban hành luật công nhận ngày lễ Tạ ơn là ngày quốc lễ. Sau nhiều lần thay đổi, năm 1941 Tổng Thống Roosevelt kư ban hành dự luật ấn định ngày Thứ Năm của tuần lễ thứ tư của tháng 11 háng năm là ngày lễ Tạ Ơn.
      Trong cuộc chiến đấu tự vệ của quân dân ta, suốt 20 năm từ 1955 đến 1975, các cựu quân nhân Quân Lực VNCH trong đó có Khóa chúng ta đă dũng cảm chiến đấu trong cam go và nghiệt ngă. Cuối cùng, chúng ta bị bỏ rơi, bị tù đày, bị sát hại.
     Sau khi đến được bến bờ tự do, các bạn hữu của chúng ta đă nhanh chóng hội nhập vào đời sống mới, con cái thành đạt. Và các bạn tôi, sau bao nhiêu dâu biển của vận nước nổi trôi, khi gặp lại, t́nh đồng khóa vẫn thiết tha như ngày cùng chung dưới mái trường năm xưa. Chúng ta lại có nhau, bàn tay vẫn siết chặt, nụ cười vẫn rạng rỡ , và mừng vui của hội ngộ, tương phùng vẫn hiện hữu trong những lần họp khóa.
     Nhân ngày Cựu Chiến Binh, xin gởi chút hương ḷng đến những người bạn của chúng ta đă hy sinh v́ đại nghĩa. Xin một thóang để nhớ về tất cả những ngưới bạn đồng khóa, những cựu chiến binh dũng cảm đang sống rải rác khắp năm châu. Cũng nhân ngày lễ Tạ Ơn, xin tạ ơn Thượng Đế đă cho chúng ta có ngày hôm nay để chúng ta c̣n có cơ hội được gặp lại nhau trên mảnh đất tạm dung này. Những dăy nhà của tám Đại Đội từ A đến H không c̣n nữa, nhưng hy vọng rằng, hội Ái Hữu cựu SVSQ Khóa 22 TVBQGVN vẫn cho chúng ta đủ những t́nh tự và thân ái của một thời cùng là SVSQ dưới mái trường năm xưa để tất cả chúng ta cùng góp tay xây đắp.

 

__________________________________________________________________________________________

Đời sống quanh ta

     Gia hạn trợ cấp lợi tức an sinh (SSI) cho người ty nạn cao tuổi và tàn tật


Vào ngày 30 tháng 9 năm 2008 vưà qua, Tổng Thống Hoa Kỳ đă kư ban hành công luật P.L.110-328 “Gia Hạn Trợ Cấp Lợi Tức An Sinh (SSI)” cho người tỵ nạn cao niên hoặc bị tàn tật hay mù loà. Sắc luật này cho phép nới rộng thời gian hạn chế trợ cấp SSI từ 7 năm tăng lên thành 9 năm dành cho những người ty nạn, tạm dung hay những người di dân nhân đạo khác, kể cả những nạn nhân của tệ trạng buôn người. trong giai đoạn từ ngày 1 tháng 10 năm 2008 đến ngày 30 tháng 9 năm 2011.
Tưởng cũng nên nhắc lại là, sau khi luật quân b́nh ngân sách được ban hành năm 1996 th́ :
- Những người đến Mỹ theo diện di dân sau ngày 22 tháng 8 năm 1996, phải là công dân Hoa Kỳ, hay có 40 tín chỉ làm việc hoặc nếu là hai vợ chồng cộng lại số tín chỉ có được là 40 t́n chỉ th́ sẽ hội đủ điều kiện đươc thụ hưởng Trợ Cấp Lợi Tức An Sinh (SSI) khi đến tuổi 65 tuổi, hoặc bị tàn tật hay mù loà và có lợi tức thấp cũng như tài sản hạn chế.
- Riêng những người đến Mỹ theo diện tỵ nạn th́ sẽ hội đủ điều kiện để hưởng trợ cấp SSI sau 30 ngày sống tại Mỹ, nếu tuổi trên 65, hoặc bị tàn tật hay mù ḷa có tài sản hạn chế và lợi tức thấp. Tuy nhiên Trợ Cấp Lợi Tức An Sinh (SSI) chỉ kéo dài tối đa là 7 năm dựa theo ngày nhập cảnh vào Hoa Kỳ.
Như mọi người đều biết một khi được hưởng trợ cấp SSI thi đương nhiên sẽ hội đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm y tế Medicaid, riêng tại tiểu bang California thi gọi là Medi-Cal.
Tuy nhiên nếu sau thời gian 7 năm, người thụ hưởng vẫn chưa trở thành công dân Hoa Kỳ th́ sẽ bị mất trợ cấp SSI, v́ vậy cũng mất luôn Medicaid. Và điều đó đă trở thành một nan đề của người tỵ nạn, v́ mối ưu tư lớn lao nhất vẩn là bảo hiễm sức khỏe.
Với sắc luật triển hạn thời gian vừa được ban hành, sẽ là một sự đáp ứng tích cực cho mối quan tâm kể trên của cộng đồng người tỵ nạn.
Sắc luật “Gia Hạn Trợ Cấp Lợi Tức An Sinh (SSI)” cho người tỵ nạn cao niên và tàn tật sẽ được áp dụng kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2008.
Sau đây là những nét tổng quát cuả điều luật:
1/ Sự gia hạn sẽ kéo dài trong hai năm và có hiệu lực hồi tố cho những di dân, tỵ nạn (chưa có quốc tịch Hoa Kỳ) đă mất trợ cấp SSI v́ lư do duy nhất là đă quá hạn 7 năm trong khoảng thời gian từ 22 tháng 8 năm 1996 đến 30 tháng 9 năm 2008.
Đối với những thành phần vưà kể, trợ cấp SSI của quư vị sẽ được cấp phát hồi tố sau khi được tái cứu xét trong thời hạn từ 30 tháng 9 năm 2008 cho đến 30 tháng 9 năm 2011.
2./  Riêng đối với những người di dân và tỵ nạn hội đủ điều kiện để được hưởng trợ cấp SSI vào ngày 30 tháng 9 năm 2008 trở đi , th́ thời gian hưởng trợ cấp sẽ được tăng từ 7 năm lên đến 9 nằm trong thời hạn từ 1 tháng 10 năm 2008 cho đến 30 tháng 9 năm 2011.
3/. Sau ngày 30 tháng 9 năm 2011 chương tŕnh thụ hưởng Trợ Cấp Lợi Tức An Sinh (SSI) cho người di dân và tỵ nạn sẽ được áp dụng trở lại theo luật 7 năm trợ cấp.
Theo ước tính cuả sở An Sinh Xă Hội Liên Bang Hoa Kỳ th́ có khoảng 20,000 người tỵ nạn sẽ được tái cấp phát trợ cấp SSI trong ṿng ba năm tới dưới đạo luật nầy
Sự tŕ trệ trong thủ tục nhập tịch đă là nguyên nhân chính khiến cho nhiều người tỵ nạn đă không trở thành công dân Hoa Kỳ để tiếp tục được hưởng trợ cấp SSI. (tối thiểu phải sống ở Hoa Kỳ 5 năm mới hội đủ điều kiện để nạp đơn thi quốc tịch).
Sau đây là một số điểm quan trọng về điều kiện được tái cấp phát SSI.
Phải chứng minh nỗ lực đang tiến hành thủ tục xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ
Để hội đủ điều kiện được hưởng thời gian 2 năm gia hạn của đạo luật, một số người di dân và tỵ nạn có thể bị đ̣i hỏi kư tên, với trách nhiệm bị trừng phạt nếu man khai, một bản tuyên bố cho biết rằng những vị này đă nỗ lực để theo đuổi sự việc trở thành công dân Hoa Kỳ. Ngoài ra những v́ này cũng phải thỏa măn những yêu cầu khác của chương tŕnh SSI.
Xin nhắc nhở quư vị hội đủ điều kiện nên nhanh chóng liên lạc với văn pḥng An Sinh Xă Hội địa phương để nạp đơn càng sớm, càng tốt, nếu để quá hạn 30 tháng 9 năm 2011 th́ trợ cấp gia hạn này sẻ bị mất đi quyền lợi mà ḿnh có thể được thụ hưởng.

________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

____________________________________________________________________________________________________

LUẬT LÁI XE TRONG LÚC SAY RƯỢU ( DRIVING UNDER THE INFLUENCE OF ALCOHOL)

       Mùa l tết sp đến. Nhng cuc vui li bt đầu vi hi hp đ́nh đám gia gia đ́nh và bn bè . BTK22 xin gi đến các ch và các bn vài điu cn biết v lut Lái Xe Trong Lúc Say Rượu ca California gi tt là DUI ( Driving
under
the influence of alcohol). Thân chúc các ch và các bn có nhng ngày ngh l tht vui v và c gng tránh lái xe sau khi ung rượu.

     Trong nhiều năm về trước, luật pháp không phạt nặng tội Lái Xe Trong Lúc Say Rượu (DUI). Nhưng theo thời gian, luật pháp càng ngày càng có những biện pháp nghiêm nhặt cho những người lái xe say rượu. Hiện nay, ngay cả lần bị bắt đầu tiên cũng là tội tiểu h́nh ( misdemeanor). Tiền ṭa, tiền phạt, tiền chi phí, tiền bảo hiểm tăng thêm có thể lên đến hàng ngàn đô. Họ c̣n có thể bị phạt tù, và từ đó về sau án lệ này sẽ nằm trong hồ sơ lư lịch. Thêm vào đó, người phạm tội c̣n bị phiền phức và tốn kém trả tiền câu lưu xe, bằng lái bị tịch thu trong 6 tháng và phải ghi tên trả tiền theo học những khóa huấn luyện cai rượu. Nếu người lái xe phạm tội Lái Xe Trong Lúc Say Rượu lần thứ nh́ hay thứ ba những h́nh phạt nêu trên sẽ tăng lên rất nhiều. Nếu bị bắt lần thứ tư , tội này sẽ trở thành tội đại h́nh (felony) và mang án tù của tiểu bang. Những yếu tố cấu thành tội lái xe khi say rượu (DUI) Số lượng rượu uống hay t́m thấy trong người, trong xe Thời gian uống rượu Trọng lượng của người lái xe Trung b́nh một người nặng 150 pounds phải mất trên một giờ để cơ thể tiêu thụ được hết số lượng rượu mạnh trong một ly nhỏ. Nếu người đó lái xe 30 phút sau khi uống một ly nhỏ rượu mạnh , sẽ bị xem là lái xe khi say rượu.(nồng độ rượu trong máu từ 0.08 trở lên) Sau khi uống rượu, không cần phải lái xe trên xa lộ, mà ch cần lùi xe trong băi đậu là có thể bị kết tội Lái Xe Trong Lúc Say Rượu . Chữ xe có thể hiểu rộng là xe đạp hay tàu bè cũng vậy. Thêm nữa, ngay cả khi không lái xe khi đậu xe, mà chỉ đậu và ngồi uống rượu trong xe , thậm chí chưa uống mà chỉ có chai bia hay rượu đă mở cũng bị coi là phạm tội. Người lái xe có thể bị kết tội đại h́nh (felony) nếu trong xe có trẻ em lúc đang di chuyển hay nếu gây ra tai nạn có thương tích cho người khác ngay cả chính những người ngồi trong xe của ḿnh (passenger) Khi bị băt về tội Lái Xe Trong Lúc Say Rượu, ngay trong lần đầu tiên, bằng lái có thể bị treo đến 6 tháng. Sự treo bằng lái có thể xảy ra ngay sau khi bị bắt trứơc khi bị quan ṭa ghép tội, dù có bằng ḷng thử nghiệm máu hay không. (Administrative Per Se Suspension) Sau khi bị bắt, bạn có thể tiếp tục lái xe trong ṿng 30 ngày. Tuy nhiên trong ṿng 10 ngày sau khi bị bắt, bạn phải xin lại bằng lái của bạn qua một buổi điều trần với nha lộ vận (DMV hearing). Nếu không, bạn sẽ không được lái xe sau 30 ngày như đă nói ở trên. Nếu có luật sư đại diện, bạn sẽ không phải ra ṭa. Trong một vài trườnghợp cần đến sự có mặt của bạn, luật sư vẫn s là người tŕnh bày và tr lời thay cho bạn trước ṭa. Khi b bắt v́ tội Lái Xe Trong Lúc Say Rượu, bạn có thể bào chữa bằng cách t́m hiểu người cảnh sát có thi hành đúng những thủ tục như: 
C
ảnh sát bắt bạn qua những lọai test nào ? Nếu là loại test không bắt buộc phải làm, người cảnh sát có báo cho bạn biết điều đó không ? Lượng rượu trong người dựa trên kết quả thử nghiệm nào ? Những thử nghiệm của máu, hơi thở hay nước tiểu được thực hiện khi nào ? Lượng rượu có quá giới hạn của luật định hay không ?.
K
ể từ năm 2008, những người đang có án treo hay đang bị quản chế (probation) về tội lái xe khi say rượu sẽ không được lái xe khi nồng độ rượu trong máu (blood alcohol content) là 0.01 hay cao hơn. Người nộp đơn xin bằng lái tại California kể từ 7/1/2008 sẽ phải kư một giấy chứng nhận là họ biết việc lái xe khi say rượu có thể gây tai nạn chết người và người gây tai nạn có thể bị kết tội sát nhân.
Chúc các b
ạn có ngững ngày nghỉ lễ vui vẻ và cố gắng tránh việc lái xe sau khi uống rượu.

 

____________________________________________________________________________________________________

CỤ TIÊN CHỈ

                                                                                                                                                       Cả Cần

Nhân dịp cận kề cuối năm, Tết nhất cũng sắp đến, cả Cần có chuyện muốn thưa cùng quư cụ (kể cả cụ ông lẫn cụ bà). Đó là chuyện làng , chuyện xă của chúng cháu, chuyện nói về cụ tiên chỉ đương thời.

Xưa kia,Tiên chỉ là người có danh ,có tiếng, có học , có tài và có đức. Người được bầu lên theo lề thói “lệ làng” của miền Bắc chúng cháu. “lệ làng” c̣n hơn cả phép vua. Đă gọi là lệ th́ chẳng ai ng̣ai dân làng có thể xen vào được. Nó dân chủ lắm các cụ ạ.

Tiên chỉ không có lương bổng, chỉ có danh. Nó khác với chức vụ Lư trưởng là người đứng đầu của làng về việc điều hành hành chánh do nhà nước chỉ định, có lương và có con dấu hẳn ḥi. Nhưng việc làng th́ ít khi có tranh tụng, đa phần th́ chỉ nhờ sự phân xử dựa trên uy tín của cụ Tiên chỉ, chứ ít nhờ cậy đến Lư trưởng. Đă là Tiên chỉ của làng th́ dân làng từ già tới trẻ ai ai cũng một ḷng kính trọng. Họ nghe lời tuyên phán của Tiên chỉ về mọi vấn đề theo tập tục của làng đă có từ bao đời. Vị Tiên chỉ rất được nể trọng, là biểu tượng của của một thứ quyền uy, lễ giáo, khuôn phép: ăn th́ ngồi ở mâm trên ( mâm đặt trên cao), nói ra th́ như là luật. Luật ở đây là Lệ luật là lệ của làng. Một lời của vị Tiên chỉ nói ra là được cả làng nghe theo. Oai phong và danh giá lắm các cụ ạ. Ngày Tết hay ngày cúng làng từ nhà cụ Tiên chỉ ra đ́nh . Đi th́ có vơng cáng, lọng che, trống kèn, xênh đi trước mở đường ( xênh là hai thanh gỗ có gắn những đồng xu để đánh nhịp trong ban nhạc làng). Đi sau cụ Tiên chỉ là các chức sắc hội đ́nh làng. Lư trưởng được mời đến như một quan viên của nhà nước. Mỗi năm họp tại đ́nh làng để làm lễ Tết nhất, làm lễ được mùa .Vui lắm các cụ !. Lúc đó có biết bao cuộc vui với nhiều giải thưởng như đánh vật, đánh đu, đánh cờ (cờ đi bằng người có cầm cờ , mỗi người mang một chữ chỉ quân cờ). Các cụ chức sắc th́ đánh tổ tôm . Và c̣n nhiều thứ tṛ khác như hát ví ( lối hát ví von, đối đáp ứng khẩu của đám trai gái trong làng với nhau qua những câu vè của thể thơ lục bát), cày cấy vào mùa (tượng trưng bằng người nam và người nữ mặc áo và váy màu sặc sỡ).

Trong ngày lễ Tết, hội hè , đ́nh đám nhu thế, ở đ́nh luôn luôn được ăn uồng tự do. Các mâm cơm được đặt sẵn trên những tấm phản gỗ. Cứ mười người một mâm. Ăn xong sẽ có người dọn dẹp, rồi những mâm cơm khác lại được bày ra. Đặc biệt là đàn bà, con gái không được ăn uống trong đ́nh. Trong ba ngày hội hè, vui hết biết. Dân làng đến với nhau bằng t́nh cảm vui tươi, đôn hậu, hỉ hả. Ṭan là tiếng cười vui. Khuôn mặt mọi người hiện diện là mở rộng một tấm ḷng, mở rộng đôi ṿng tay, là sự hân hoan để nhận biết nhau, để nhận và gọi lại tên nhau, để nhận lại họ hàng mà cả năm lo làm ăn hay v́ đă xa làng nước bao năm chưa hề gặp lại và cũng để cho con, cháu gặp gỡ, nh́n nhau, nhận ra tông giống gịng họ. Đó là một tập tục làm rộn ră ḷng người, cho nên “dù ai buôn bán đâu đâu” cũng phải nhớ ngày “vào đ́nh”, “vào hội”, ngày Tết nhất để nhất định phải về làng gặp nhau. Nếu về không được th́ ai ai cũng canh cánh bên ḷng một nỗi nhớ bao la. Nhớ làng nước, nhớ bà con, nhớ bóng cây đa đ́nh làng…

Thực ra cụ Tiên chỉ sống rất ung dung, nhàn hạ. Ngày thường khi nắng ráo, cụ chỉ chống gậy trúc ngao du, thăm hỏi bạn già, đi thăm đồng ruộng, nghe tiếng sáo diều vi vu.  Hoặc giả gặp bạn bè trong cuộc cờ với tách trà hương ngâu. Rồi qua bao sự biến đổi, qua bao thời gian, ngày nay chúng cháu cũng có một cái làng, cũng có cụ Tiên chỉ, cũng có hội hè, cũng họp mặt nhận nhau, nhưng… khác xưa nhiều lắm. V́ thời thế, v́ xă hội, đời sống đă khác nhiều. Xin thưa ngay rằng các cụ làng cháu bây giờ cụ nào cũng phương phi, tài học cũng lắm. Ṭan là tài kinh bang tế thế, mưu lược ṭan tài, sở học của quư cụ cao lắm cho nên cụ nào cũng nghĩ là ḿnh đă thâu tóm ṭan bộ tinh hoa của thế gian, chẳng ai chịu lép hay chịu thua ai. Binh thư, chiến lược chứa đầy một bụng.bằng cấp, bí kíp, vơ công đầy ḿnh. Nhà cụ nào cũng cao sang, chẳng thiếu một thứ ǵ. Lạ một điều là cụ nào cũng cho ḿnh là Bắc đẩu, là siêu nhân, là “ṭan thư” có một trong thiên hạ, hay nói theo kiểu của cụ Cao bá Quát là thiên hạ có bốn bồ chữ, th́ ḿnh đă chiếm mất ba bồ, chỉ c̣n một bồ chia cho thiên hạ. Cho nên có vài cụ đă tỏ ra khinh mạn mọi người.

Chính v́ thế, cụ Tiên chỉ làng cháu hiện nay phải vất vả lắm các cụ ạ. Chẳng được như “ngày xưa thân ái” ai cũng tuân theo “lệ làng”. Dân làng tự bảo nhau, tự giải quyết với nhau bằng cái t́nh nồng ấm nữa. Thời xa xưa ấy đă qua, qua rồi của một thời như mộng như mơ các cụ ạ. Cháu cứ nhớ lại mà thèm !!!.

Cụ Tiên chỉ làng cháu mới được dân làng bầu vào năm nay. Ấy, nó mới chỉ có vài tháng thôi mà chúng cháu thấy cụ vất vả quá, già hẳn đi. Không phải cụ thiếu ăn hay bị cụ bà hắt hủi, không thèm nấu nướng chăm sóc cho cụ nữa mà trái lại cụ bà vẫn luôn khuyến khích để cụ ông vững đôi chân đi đứng, để cụ ông vững tâm đối diện với công việc làng nước tuy “nhỏ” mà “lớn”, rất là khó khăn, phức tạp để tạo sự b́nh an cho dân làng. Ṭan là những việc không đâu, nhưng nếu cụ không sắp xếp ổn thỏa th́ cả làng phải lănh họa đấy. So với các vị tiền nhiệm, cụ là người hơi xông xáo, muốn giải quyết ổn thỏa cho “huề cả làng” mọi chuyện mà từ trước đến giờ chưa ai làm cả. V́ tánh cùa cụ đôn hậu, lúc nào cụ cũng muốn trải dài sự b́nh an và hạnh phúc đến cho dân làng. Luôn luôn nghĩ tới dân làng, nên chuyện ǵ đến với cụ, cụ chẳng bao giờ lại “đổ thêm dầu vào lửa” để cho chuyện đă rối lại càng thêm rối, tin tức đă sai lạc lại càng thêm sai lạc. Cụ luôn cố gắng, chịu khó t́m hiểu cớ sự để chuyển hóa chuyện “lớn” thành “nhỏ”, chuyện “nhỏ” thành “không”, êm ấm cả làng, chẳng một ai biết, trừ những người trong cuộc.

Cụ vất vả cũng v́ cụ muốn giúp đỡ dân làng tí thủ tục giấy tờ có liên quan tới nhà nước hay giúp sửa chữa vài công việc trong nhà. Cụ cũng không quản ngại đường xá xa xôi, đi lại giúp đỡ dân làng. Thôi th́ trăm sự dồn đến cho cụ cũng v́ thế, cũng v́ tánh thương người của cụ.

Ḷng cháu bây giờ như đă kể, những bậc tinh anh nhiều lắm các cụ ạ. Nhưng đa phần là già lăo cả rồi nên mới lắm chuyện. Làng xă lúc nào cũng rối như tơ ṿ. Ở ng̣ai mà nh́n vào, ai ai cũng phải lè lưỡi, lắc đầu thương cho cái thân của cụ Tiên chỉ chạy đầu Đông, chạy đâu Tây để…. gỡ rối.

Cháu xin kể một vài nét đặc thù về tính khí của các cụ làng cháu để các cụ biết qua. Chẳng phải là “vạch aó cho người xem lưng”, nhưng cháu kể để biết những chuyện nó rối ra làm sao?

Có cụ học cao quá nên bị “ngộ chữ”. Đây là ngôn ngữ mẹ đẻ ra cháu nói thế. “Ngộ chữ” là bệnh của các cụ hồi xưa đi học tận bên Tây, bên Mỹ xa lắm. V́ học nhiều quá mới “ngộ chữ”, hóa điên. “Ngộ chữ” nên các cụ cứ lảm nhảm nói một ḿnh , hoặc đi lang thang như ma ám, hoặc ngồi tối ngày viết viết, xóa xóa nhưng chẳng biết ḿnh muốn nói cái ǵ nữa. Cho nên một vài người bị các cụ “ngộ chữ” này nêu ra nhưng chẳng ai hiểu đầu đuôi câu chuyện như thế nào cả.

Có cụ nghe đâu tu học trên tận núi cao có thể gọi gió, gọi nước; kêu âm binh, ám tướng hoc nhâm độn, học điều binh khiển tướng tuyệt luân. Nhưng “sinh bất phùng thời” nghĩa là sinh ra chẳng gặp thời. V́ thế bây giờ thất chí, bất măn thời thế, bất măn với đời. Các cụ đâm ra buồn bực, chán nản, t́m vui với rượu với hoa. Sáng vừa mở mắt đă  nốc hai ba bầu giải khuây mà chả cần ăn sáng, hoặc t́m vui cho quên lăng với vườn kiểng, ao cá, chậu hoa. Sáng tối thẩn thơ nghe tiếng chim hót hay tiếng gió gọi hồn xa xăm để quên hết sự đời ban chen, chán ngắt.

Có cụ buồn đời đi t́m vần thơ trên các núi cao, có tiếng thông reo, có suối róc rách, phó mặc chuyện đời. Chuyện ai mặc kệ ai, không màng, không nghĩ tới.

Có cụ muốn qua đi nỗi sầu canh cánh, vợ con một bầy mà chẳng biết làm sao lo trọn, bèn t́m quên trong tiếng đàn, tiếng ca của kiếp người lữ thứ tha phương.

Có cụ th́ chán nản, sầu bi chẳng thèm họp bạn, không bạn bè, không tiếp ai. Ngồi một ḿnh t́m lại dĩ văng của một thời xa xưa. Sống ẩn dật, đóng cửa, rút cầu. Ngơ trúc lúc nào cũng gài then cứng ngắc. Có ai hỏi cụ về những bạn bè xưa cũ, cụ chỉ biết lắc đầu ngậm ngùi, nhớ nhớ, thương thương rồi xót xa cho thân phận.

Có cụ lại nghĩ đến quăng đời c̣n lại chẳng c̣n là bao nên t́m đến con đường thóat tục, thóat cơi dung tục của trần thế đang hồi bế tắc. Kinh kệ sáng chiều, ba thời tụng niệm tại gia hay t́m đến nhà thờ, nhà chùa làm việc giúp kẻ khốn khó.

Thôi th́ lắm kiểu, lắm cách, kể măi cũng chẳng hết. Như có cụ lại xông xáo đi vào con đường viết văn, làm thông tin bằng “la dzô”, “la tóp” ǵ đó mà cháu cũng chẳng hiểu nó ra làm sao nên chẳng dám lạm bàn, sợ các cụ cười chê là dốt.

Có cụ đi vào con đường nghệ thuật điêu khắc, tạc tượng gởi gấm tâm tư của ḿnh để ghi ơn những người đă gục ngă và nằm xuống vĩnh viễn v́ lư tưởng cho nước, cho nhà .

Đă vậy, đa phần các cụ bây giờ đă già yếu lại hay trở chứng. Tai th́ nghễnh ngăng nửa điếc, nửa thông, mắt mờ, răng rụng, nói trước, quên sau. Tánh t́nh th́ luôn thay đổi như “lăo ngoan đồng”, như trẻ con cho nên mới sinh nhiều chuyện như chuyện diễu cua Trần văn Trạch nói về hai ông khách lên xe lửa đi Nha Trang hỏi nhau:

-       - Hôm nay ông đi Nha Trang hả ?

-       - Không, hôm nay tôi đi Nha Trang.

Cũng chính tuổi già lẩm cẩm thêm phần “ngộ chữ” nên tánh thành nghênh ngang nhưng vô tâm, thích chuyện đồn đại cho vui tai như “lăo ngoan đồng”. V́ thế chuyện xảy ra phía Đông của làng mà đồn đại lan truyền tới phía Tây là nó đă trở nên “con thỏ” thành “con voi”. Đấy, lời đồn đại nó kinh khủng lắm. Nếu không b́nh tâm suy xét, tra hỏi lại ngọn nguồn như cụ Tiên chỉ đương thời đă làm th́ cả làng đă sinh giặc, rối tung. Nhiều cụ tâm thần bất an v́ ngày xưa các cụ đă từng là người danh môn, chánh phái. Nhưng v́ các chánh phái này tranh dành chút hư danh “vơ công tuyệt đỉnh” nên rất chia rẽ, chẳng ai phục ai. Do đó, một sớm một chiều, bọn ma giáo lợi dụng điều đó đánh cho tan tác, bắt làm nô dịch trong rừng thiêng nước độc. Khi được về th́ ôi thôi gia đ́nh, vợ con tan tác, đau đớn khôn nguôi sinh ra nhiều điều  đố kỵ, nghi hoặc mọi người. Nhiều cụ lại lâm vào những cơn mê sảng, ác mộng trùng trùng. Chả là một thời, các cụ vượt núi trèo non, vượt cả đại dương đi t́m thuốc trường sinh về luyện linh đan. Trên đường đi t́m, linh đan ở đâu chưa thấy mà chỉ thấy chết chóc với kinh hoàng. Cho nên hiện nay,tinh thần khủng hoảng. Nằm ngủ các cụ hay gặp ác mộng, miệng luôn ú ớ. Lúc đi v́ chỉ có một ḿnh nên nhớ vợ nhớ con chẳng biết ngày nào gặp lại hay vợ ḿnh đă t́m về bến khác ?.Trong giấc mơ thường hoảng hốt la làng:

-       - Ối làng nước ơi ! có mấy thằng nó dụ dỗ vợ tôi đó.

Đến lúc tỉnh dậy, cụ bà vẫn ở bên cạnh th́ cụ mới biết ḿnh đang trong cơn mơ. Chuyện mơ màng này tưởng thế là hết. Ai dè lúc vui ở chốn trà đ́nh, cụ nói cho mọi người nghe chơi. Vậy mà chuyện lại trở thành như thật và “mấy thằng nó dụ dỗ vơ tôi đó” đă là đầu đề cho mọi người dèm pha. Nghe qua ai mà chẳng tin. Nhưng chuyện trong mơ thật giả lại là chuyện khó tin phải không các cụ ?.

Đại loại cụ Tiên chỉ làng cháu phải nghe đủ thứ chuyện như thế. Cụ phải tế nhị giải quyết, giảng ḥa. Phần nhiều cụ chẳng dám sài uy quyền v́ uy quyền từ lâu rồi chẳng ai c̣n nghe nữa. Cụ chỉ c̣n dùng t́nh cảm, sự năn nỉ và t́m hiểu mọi chuyện, mọi việc trong tinh thần ḥa thuận để cả làng được êm ấm, thuận ḥa. Tránh xa việc tạo thêm mâu thuẫn để chia phe, kết bè, kết cánh. Bởi cụ biết rơ, trong sâu thẳm tâm hồn, dân làng ai cũng có một tấm ḷng tương thân tương ái từ bao đời rồi.Các cụ th́ vẫn luôn luôn hào hiệp, biết điều. chỉ v́ tuổi già nó làm xáo trộn nhiều thứ quá nên sinh ra như thế, chứ tuyệt nhiên dân làng và các cụ vẫn thấy hănh diện về làng của ḿnh. Mảnh đất làng chính là chỗ dựa thân yêu nhất, t́nh nghĩa nhất, không thể t́m đâu ra mảnh đất thứ hai nạ khác. V́ thấy được điều đó nên cụ Tiên chỉ làng cháu chịu đựng được trăm điều búa ŕu của làng bủa lên đầu, lên óc.

Sự kiên nhẫn và ḷng thành của cụ Tiên chỉ đă được dáp ứng một cách tốt đẹp mà cả làng đều không thể ngờ được. Chả là có vài cụ bất cần đời, tính t́nh lúc nào cũng như miệng núi lửa, chỉ chờ cơ hội bất kể ngày đêm đều có thể nổ tung đốt cháy mọi điều mà các cụ xem là phản làng, phản nước. Các cụ không từ một ngôn từ nào thô bạo nhất để “nổ”. “Nổ” hết chuyện  trong làng lại đến chuyện trong nước. Ai ai cũng sợ đụng nhằm các cụ này. Mấy đời Tiên chỉ chẳng cụ nào có giải pháp ǵ sở dĩ làm cho êm thấm. Ấy thế mà khi cụ Tiên chỉ mới được dân làng bầu lên th́ cái chuyện ấy đă được ban hội tề đặt lên việc cần giải quyết ở hàng đầu. Nói như thế không phải là đề cao cụ Tiên chỉ mà phải nói rằng đó là một tấm ḷng v́ t́nh làng nước, tế nhị, khéo léo, cảm thông giữa các cụ trong làng đối với cụ Tiên chỉ đôn hậu và hết ḷng v́ dân làng.

Đến đây cháu xin tạm ngừng. Xin cầu chúc cho cụ Tiên chỉ sang năm 2009 sống vui sống khỏe để đủ sức mà thở (Nếu cụ không đủ sức th́ cháu sẽ kêu gọi cả làng mua sâm ngàn năm biếu cụ tẩm bổ); đủ sức để chạy dài dài trên con đường làng gồ ghề, khó khăn, khúc khủyu; để gồng ḿnh đỡ hết việc làng nước cho dân làng được yên vui.

Nov. 13th, 2008

CẢ CẦN

 

Tái Bút: Trên đây chỉ là chuyện phiếm, bàn chuyện và bịa lăng nhăng cho vui vào những ngày cuối năm, những ngày Tết nhất. Chẳng may có đièu ǵ làm các cụ có một tí bực ḿnh th́ cũng xin các cụ đại xá cho.

Cám ơn.

_____________________________________________________________________________________________________

NHỮNG NGƯỜI BẠN 22 VỀ THĂM NAM CALI

Mùa hè năm nay, bà con 22 về thăm nam Cali hơi nhiều. Thật ra cũng một công đôi ba chuyện. Năm nay có tổ chức Đại hội 16 Vỏ bị và Họp khóa 22 tại bắc Cali và Đại hội 54 TQLC tại nam Cali. Được chia ra làm 3 thời điểm : trước, sau và trong ngày July 4, tức ngày lễ Độc lập của nước Mỹ. Có đôi có cặp th́ đông hơn : Trần văn Tiến, Trương văn Tang, Phạm văn Hải,  Đổ văn Chánh, Nguyễn định Ninh, Nguyễn văn Niêm, Phạm ngọc Thạnh, Châu phước Cơ, Đặng văn Cần, Vàng huy Liễu. Đơn lẻ  ḿnh ên  th́ có Nguyễn như Lâm, Trần châu Giang, Giang văn Nhân..( Không biết c̣n ai nữa không ? Nếu tại hạ có quên th́ quí bằng hữu nhắc giùm cho.)

Người đến đầu tiên là Ông giáo Giang hay c̣n gọi là người về từ hai vùng mưa nóng ( Oregon th́ .. Trời mưa hoài không dứt.. Trời không mưa Ông giáo cũng lạy trời mưa. C̣n Las Vegas, cũng như Orange County được thành lập từ những  băi sa mạc..chỉ có nắng nóng .) Nhưng ở Las Vegas th́ phải đóng tiền điện nhiều quá nên ông giáo phải chạy về đây vài ngày cho đở tốn v́ bây giờ chỉ lảnh tiền .. tiền hưu thôi. C̣n anh chàng Niêm tóc đỏ th́ ngon hơn nhiều. Từ vùng Pensylvania về đây có cặp có đôi, lại có thêm cô em vợ  và vợ chồng con gái đi cùng. Nhưng cũng chịu khó đi t́m Xuân đờn c̣ và Quang Huỳnh rũ nhau đến quán cà phê trong khu Euclid vắng vẻ để kể chuyện ngày xưa ..một thời yêu em và một thời yêu alpha đỏ:

“ Anh thương em những đêm dài biền biệt,

Ta mất nhau hay măi măi có nhau ?

Vạn dặm chim bay thoáng dáng muộn sầu,

T́nh ḿnh đẹp chốn trần gian, thánh hóa.”

( Thơ Quốc Nam trong Người T́nh Quê Hương )

* ( Quốc Nam hay Nguyễn xuân Nam C22 là nhà thơ, nhà văn , giám đốc đài phát thanh Việt ngữ, sáng lập Đông phương Foundation và là người hoạt động văn hóa .)

C̣n cái chuyện “ mất nhau hay c̣n nhau” của anh chàng Niêm-tóc-đỏ : chuyện khó tin nhưng có thật ( bảo đảm 100% ) phải không Xuân đờn c̣ ? Muốn hiểu phần sau xin cứ gọi phone cho Quang Huỳnh sẽ rơ chứ đừng hỏi đương sự mà bể mánh hết.

Trước ngày về tham dự Họp khóa 22 và Đại hội 16 Vỏ bị Đà lạt, bà con gặp nhau ở nhà của Nguyễn tấn Hoè gồm có  Phạm ngọc Thạnh  ( Florida) , Trần văn Tiến ( Na uy ), Nguyễn như Lâm ( Virginia) , c̣n ở Nam Cali th́ đông hơn : Bùi trung Nghĩa , Huỳnh vinh Quang , Trần văn Xuân , Đặng văn Đức , Nguyễn văn Trọng ,.. Buổi tiệc Barbecue c̣n có cả Courvoyer và Hennekein do vợ chồng Ḥe khoản đăi. Tù trưởng Tiến th́ Đại hội Vỏ bị nào cũng tham dự từ Âu sang Mỹ. Đại diện muôn năm  Lâm th́ ở đời có ai học được chữ ngờ. Người da đỏ Thạnh hơn 40 năm mới gặp lại vẫn t́nh nghĩa anh em mặn nồng.

Một chầu “ Phở” ở Nam Cali được vợ chồng Trương văn Tang làm chủ xị và câu chuyện t́nh thật đẹp, thật mặn mà cũng được kể lại. Anh chàng, tuy không sánh bằng Phan An  (?), nhưng lại là người đào hoa  và cũng là con người có “ hậu vận huy hoàng”. Ngày đi tù về thiếu ǵ anh em ta làm “ dân biểu”, làm cu li .. c̣n chàng th́ cứ nhỡn nha nhận quà từ xứ Cờ Hoa và chờ đợi ngày “ ra đi có trật tự và đoàn tụ với người xưa”.  Và hai câu thơ của M.H. Hoài linh Phương xin được trích tặng “ những người có cuộc t́nh đẹp nhất” :

Và chiều nay trong gió mùa đông thân thiết

Người bỗng là nơi an nghĩ sau cùng cho trái tim tôi.

Tại hạ rất tiếc là không được tham dự Họp khóa 22 v́ phải đi đón gia đ́nh con gái định cư tại Mỹ đúng ngày 1/7 và có tên trong ban tổ chức Đại hội 54 TQLC ngày 5/7/2008.

Ngày Đại hội TQLC có sự tham dự của Nguyễn định Ninh ( Sacramento), Giang văn Nhân ( Houston) , Vàng huy Liễu ( Florida). Cả 3 người đều đă tham dự Họp khóa 22 ở Bắc Cali do Lê viết Đắc cùng bà con 22 ở Bắc Cali tổ chức nhưng không dự Đại hội Vỏ bị v́ tổ chức trùng ngày với Đại hội TQLC. Trong nhiệm kỳ mới này th́ Vỏ văn Đức B22 thôi giữ chức Tổng hội trưởng mà người được bầu là Nguyễn Hàm khóa 25 ở Nam Cali và Đại diện Khóa 22 nhiệm kỳ này là Bùi trung Nghĩa là người đă thực hiện DVD “Đoạn đường chiến binh” cho Khóa. Xin được hoan hô Bùi trung Nghĩa  và Nguyễn Hàm. Và nghe đâu Họp khóa 22 và Đại hội Vỏ bị năm 2010 sẽ được tổ chức tại Nam Cali. Năm ngoái ( 2007) Đại hội TQLC ở Georgia do Đoàn công Tử đứng ra tổ chức, bà con 22 cũng họp nhau ở nhà của nhà thơ Nguyễn minh Thanh có cả Nguyễn hửu Thần và Nguyễn kim Chung, Vàng huy Liễu, Giang văn Nhân, Nguyễn định Ninh. Năm nay Đoàn văn Tịnh cũng không về được. Thôi th́ năm tới ( 2009 ) hẹn gặp nhau ở Des Moines, Iowa. Thế nào cũng phải đi gặp Phạm ngọc Ái và Hà huy Phi..

Sau ngày July 4, bà con 22 từ miền Bắc đổ về miên Nam có vợ chồng Đổ văn Chánh, Phạm văn Hải và Đặng văn Cần.  Chánh ở khách sạn Ramada trên đường Brookhurst, đi thăm nhiều bà con thân thuộc ở đây. Chánh là người rất quan tâm đến những người bạn mới đến Mỹ, đă yểm trợ tài chánh cho Chiêu vĩnh Trương về dự Họp khóa với anh em ở Bắc Cali. Cần cũng là người chạy khắp vùng Sài g̣n Gia định vận động tiền bạc anh em giúp đở Dương công Phó lúc bị strock khi gia đ́nh Phó chuẩn bị đi định cư tại Mỹ. Cần vừa về đây th́ có tin buồn của người anh em ở San Diego nên phải xuống dưới đó. Chỉ có vợ chồng Hải là ở lại chơi nhà Huỳnh vinh Quang, ăn sáng với nhau một chầu rồi ngày hôm sau lên đường đi Las Vegas.

Người mới đến gần nhất ( 24/8/08) là Nguyễn văn Cao có biệt hiệu là Cao Sơn hay Cao Lùn ǵ cũng được. Ra trường ( 12/69) cùng với 9 người bạn chọn về binh chủng Nhảy Dù (Điền minh Xuyến , Phạm văn Hải , Quan khổng Phánh , Đổ văn Bền , Nguyễn hửu Trí , Phạm quang Thành , Lê văn Đức , Đổ đức Thắng ,..) Cao về Tiều đoàn 7 Dù cùng với Hải và Đăng. Bị thương trong trận đánh quyết liệt tại Hạ lào trong cuộc Hành quân Lam Sơn 719. Rồi giải ngũ. Không đi tù và vượt biên năm 1979. Hiện đang định cư tại San Jose. Có Mẹ và em gái đang ở tại Nam Cali. Con đường vợ con th́ nghe anh chàng nói .. sao lung tung quá. Cũng chẳng cần đi sâu vào phần tiểu sử mà làm ǵ. Chỉ biết hơn 40 năm gặp cái anh chàng Speaker trong Ban Phát thanh Tiếng nói Vỏ bị năm xưa cũng c̣n phong độ lắm. Tửu lượng ngang ngữa với Xuân đờn có khiến Nghĩa Bùi cũng nể mặt.

V́ bài viết cho Bản tin nên chắc đến đây cũng đủ rồi.

 

Cô-Tô Kiều,

Cali 30/8/08

______________________________________________________________________________________________

 

VÀI KỶ NIỆM VUI NHÂN CHUYẾN ĐI DỰ HỌP KHÓA TRÊN SAN JOSE

         Tôi gặp Vân Ao trong một trường hợp thật ngẫu nhiên. Và cũng trong một lần hết sức tinh cờ, tôi may mắn được đọc những suy nghĩ của Vân Ao dàn trải trên giấy đă làm tôi ngạc nhiên đến thích thú. Với lối hành văn b́nh dị,trong sáng , không đỏm dáng làm duyên. Vân Ao đă mở ra một cánh cửa mới của thể loại Bút Kư: Trung thực, lôi cuốn và đầy màu sắc với một bút pháp linh hoạt, sống động.
Tôi tu
ổi Giáp Thân nên đă được Vân Ao thân mật gọi là chị Hai, và cũng không biết tự lúc nào tôi đă nghĩ về Vân Ao như một người em gái đáng yêu, dễ mến. Vân Ao luôn trung thực trong suy nghĩ và giản dị trong ngôn từ. Có lẽ v́ vậy Vân Ao đă diễn đạt dễ dàng những cảm xúc của ḿnh như những lần to nhỏ cùng tôi.
Thân chúc Vân Ao luôn hăng say sáng tác để làm đẹp cho đời, cho tập thể V
ơ Bị và nhất là làm đẹp cho... chính tâm hồn ḿnh.
Bây gi
ờ mời các anh,các chị cùng theo bước chân của Vân Ao trong chuyến hành tŕnh đi phó hội tham dự Họp Khóa trên San Jose
Nguy
ễn Thị Ngọc Bích

 

                                                                                                                                    Vân Ao

          Tiếng chuông điện thọai reo, vừa nhấc máy, mới hello đă nghe tiếng anh Nghĩa tân Đại Diện khóa 22 ra lệnh. Vân Ao hăy viết một bài tường tŕnh và cảm nghĩ về chuyến đi họp khóa và đại hội vơ bị kỳ rồi nhé. Tui hoảng kinh từ chối lia lịa, Thánh Thần ơi, nhè con nhỏ ngu si dốt nát này mà anh Nghĩa sai làm một chuyện “đội đá vá trời”, Từ thủa cha sanh mẹ đẻ tới giờ tui có viết văn bao giờ đâu (trừ lúc c̣n đi học bị bắt buộc phải làm luận văn nhưng có tiếng là dở nhất lớp) bây giờ mà viết th́ chỉ làm tṛ cười cho thiên hạ thôi, vậy mà chị Nghĩa c̣n khuyến khích tui cứ viết đi anh chị biết Vân Ao viết được mà. Ủa sao anh chị Nghĩa biết mà tui không biết ? hay là lần gặp mặt vừa rồi nh́n “dung nhan” của tui rồi anh chị khám phá ra tui có “ẩn tướng” làm nhà văn hay sao mà giao cho tui cái sứ mạng cao cả này. Từ chối ḥai không được tui bèn cầu cứu tới ông xă, hy vọng giống như những lần trước, ông sẽ gạt ngang ngay, từ chối cái rụp khi mỗi lần tui xin xỏ hoặc có ư kiến ǵ. Nhưng sao lần này vừa nghe tui “thỏ thẻ” đề nghị của anh chị Nghĩa th́ ông ấy gật đầu tán thành liền. Mèn đéc ơi tui có nghe lộn không vậy ? mọi lần tui chưa mở miệng là ông đă lên giọng độc tài cấm đóan sao bây giờ tui cần cái sự cấm đóan đó th́ ông lại không làm. Tui tṛn mắt nh́n ông thầm nghĩ chắc trời sui, đất khiến ông phải chịu xấu lây với tui nên ông mới đâm ra dễ dăi ngang xương như vậy. Nếu ông không sợ câu “xấu thiếp hổ chàng ‘ th́ tại sao tui phải sợ chứ ? Mà biết đâu khi vừa thấy văn chương chữ nghĩa của tui th́ anh chị Nghĩa sợ hăi kêu trời rồi hết dám kêu tui viết luôn như vậy là êm xuôi mọi chuyện.

Tui vẫn nhớ ḥai, nhưng không thể nào diễn tả được những cảm t́nh sâu sắc mà các anh chị khóa 22 nói riêng và của tập thể Vỏ Bị nói chung đả dành cho vợ chồng tui.

Đại Hội Vơ Bị và họp khóa 22 được tổ chức tại San Jose, Bắc CA nhưng chặng đến đầu tiên của vợ chồng tui lại là Nam CA. Ông xă tui muốn gặp lại những người bạn thân thiết cùng khóa ở Nam CA trước, rồi sau đó cùng nhau đi Bắc CA. Phần tui cũng nôn nao mong gặp lại các vị phu nhân của các anh ấy. Kỳ này đặc biệt là được gặp lại anh chị Tiến từ Na UY sang, mà chị Tiến lại là bà chị kết nghĩa của tui. Nguyên nhân là v́ 2 đứa tui tôi cùng tên lại cùng chữ lót , không biết sao Ba Má chị ở ng̣ai Quảng Tín xa xôi, c̣n Ba Má tui ở tuốt cái xứ Trà Vinh mà 2 tư tưởng lớn gặp nhau nên đặt cho 2 đứa tui cùng tên như thế, nhưng tại sanh sau đẻ muộn nên đành cam phận làm em. Chị họ Hồ, nên anh chị Nghĩa kêu chị là Vân Hồ, mà hễ có hồ th́ phải có ao, mà ao th́ bé hơn hồ , thế là tui có cái nickname Vân Ao, quư vị hiểu tại sao tui cứ xưng ḿnh là Vân Ao rồi chứ ? Nói thiệt tui khóai cái nickname của tui lắm, v́ mặt ao luôn luôn phẳng lặng, không sóng gió như biển cả, hy vọng cuộc sống của vợ chồng tui lúc nào cũng êm dềm, lặng sóng như mặt ao cho đến cuối đời. Cám ơn anh chị Nghĩa đă cho tui cái nickname này, cũng như phu nhân của anh Xuân đờn c̣ trẻ nhất trong khóa nên cũng được anh chị Nghĩa cho cái nickname là Út Nhỏ nghe dễ thương hết biết.

Trở lại chuyện, vừa đến Nam CA, check-in khách sạn xong th́ anh chị Hùynh Vinh Quang đến đón vợ chồng tui đến nhà anh chị Xuân để họp mặt với các anh chị khác. Nghe chị Quang nói Út Nhỏ của tui đang đổ bánh xèo để thiết đăi các bạn, tui nghe mà nuốt nước bọt. Tui vốn hảo bánh xèo, sao Út Nhỏ biết ư tui quá vậy hà ? Vừa đến cửa th́ gặp ngay bà chị Vân Hồ của tui, mừng hết biết, Út Nhỏ th́ cái miệng cứ tía lia, báo hại tui phải đáp ứng mệt nghỉ. Nh́n lại th́ thấy có anh chị Quang, anh chị Ḥe, chị Trọng, anh chị Thạnh, anh chị Tiến, anh Lâm v..v…

Lần đầu tiên tui gặp anh Nghĩa, dù quen thuộc với tên của anh qua cuốn DVD Đời Chiến Binh của Khóa 22, Anh thật là vui tính, tiếc là không có chị Nghĩa hôm ấy v́ chị bận không đến được, cũng là lần đầu tiên tui đươc gặp chị Ḥe, chị Trọng và chị Thạnh, các chị thật là dễ thương và nhiệt t́nh. Vừa thưởng thức món bánh xèo vừa rộn ră chuyện tṛ. Các ông th́ mày tao chi tớ, các bà th́ chị chị, em em thân thiết như người trong một gia đ́nh. Ủa sao tui lẩm cẩm qúa vậy ? chẳng phải là tụi ḿnh cùng chung một gia đ́nh Vơ Bị hay sao?

Tiệc tàn rồi nhưng chẳng ai muốn ra về, nhưng rồi cũng bịn rịn chia tay hẹn gặp lại nhau ngày 02 tháng 07 cùng nhau đi Bắc CA.

Sáng ngày 01 tháng 07 tui cùng ông xă hẹn ăn sáng với anh chị Tiến, anh chị Quang, anh chị Nghĩa, anh chị Xuân và anh Cự ở tiệm phở Thăng Long. Hôm nay gặp được chị Nghĩa rồi, trước kia tui vốn ái mộ giọng nói của chị trong cuốn DVD khóa 22, nay gặp chị tui càng thấy có cảm t́nh hơn. Nh́n chị sao tự nhiên tui nhớ câu hát trong một bản nhạc của Phạm Duy “ Nầy cô em Bắc Kỳ nho nhỏ….” Chắc chắn chị là cô Bắc Kỳ nho nhỏ của anh Nghĩa rồi, sao mà chị dễ thương thế , chị cứ Vân Ao ơi, Út Nhỏ à làm 2 đưá tui cứ nghệt mặt ra v́ cảm động.

Nghe anh chị Nghĩa bận việc nhà không đi họp được, cả bọn mất vui, tui và Út nhỏ trở giọng năn nỉ, cuối cùng v́ giọng kèn, tiếng uyển của tụi tui mà anh chị xiêu ḷng gọi phôn bàn giao việc nhà cho cô em rồi hẹn sáng mai gặp nhau ở bến xe đ̣ Ḥang.

Sáng hôm sau, anh chị Nghĩa đến đón vợ chồng tui ra bến xe, đến nơi, vui ơi là vui, lại gặp lại các anh chị, khóa 22 c̣n có thêm anh chị Hải , anh Trương. Gần đến giờ lên xe, bỗng dưng chị Tiến và chị Quang giao cho tui nhiệm vụ phải lên xe trước giành chỗ tốt cho các vị Vơ Bị. Trời ơi , bộ mặt tui cô hồn lắm sao mà 2 bà chị lại sai tui làm cái chuyện “mất ḷng thiên hạ” nầy. Vậy mà tui cũng gật đầu vâng lệnh 2 bà. Xe vừa đến là tui đă phóng lên rồi, thôi th́ chỗ này cái ví,  chỗ kia cái bóp, chỗ nọ tờ báo, rồi cell phôn, nón, bao ny lông tui cứ đặt lia lịa ở những dăy ghế hàng trên. Tui bắt gặp không ít những cái háy, cái ngúyt, cái nh́n hậm hực của các vị hành khách khác, nhưng tui cứ tỉnh bơ làm như không thấy ǵ hết để chu ṭan nhiệm vụ của 2 bà chị giao phó. Sau khi phe ta ai vào chỗ nấy, tui mới yên ḷng đi t́m ông xă của tui th́ hỡi ơi, thành  hoàng thổ địa ơi ! nẫy giờ tui “tả xông hữu đột, giành dân chiếm đất “ đổ mồ hôi hột để dành chỗ tốt mà sao ông xă tui lại ngồi sau chót thế kia ? lại gần rest-room nữa chứ. Tui hết hồn chạy tới hỏi han th́ chàng nhỏ nhẹ giải thích: thấy tui hung hăn quá, du côn qúa nên chàng đành phải hy sinh nhường ghế của tụi tui cho các vị hành khách để tui khỏi bị thiên hạ chửi rủa. Mèn ơi, nghe ông nói mà tui thở ra. Thôi th́ thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn, tui đành phải tới ngồi cạnh ông mà ḷng th́ ấm ức. Nhưng ngồi xa quư bà qúa làm sao tui đía được đây ? nhưng mà may qúa trời không phụ “người hiền”, anh Tiến từ hàng ghế trên cùng, xuống đổi chỗ bảo tui lên ngồi với bà chị Vân Hồ của tui, mừng quá tui vọt ngay quên cả cám ơn sự “hy sinh” của anh Tiến. Thế là tui có dịp ăn nói lia chia, cười nghiêng ngả. Tui vẫn chưa quên được mối thù với ông xă tui về tội bắt tui ngồi ghế hạng chót nên kể chuyện tiếu lâm về ông làm các chị cười nghiêng ngả, ông xă tui đâu có ngờ ḿnh đang bị cô vợ yêu qúy bán đứng.

Đến San Jose vừa xuống xe đă thấy các anh Đắc, Nhạc, Nhân … đến đón, tay bắt mặt mừng. Các ông hớn hở chuyện tṛ, bỏ mặc hành lư cho các bà tay sách nách mang. Mà thôi,  cũng nên thông cảm, bạn bè người ta lâu lắm mới có dịp gặp nhau, nghĩ vậy nên không thèm quắc mắt với ông xă tui như mọi lần.

Về đến nhà anh chị Đắc đă thấy không khí tưng bừng, náo nhiệt. Vừa mới cúi đầu chào các anh chị, chưa phân biệt đươc ai là ai th́ đă bị chị Mai Vĩnh Phu cốc vào đầu cho mấy cái hỏi sao đến trễ vậy ? Tui chưa kịp phân trần cho nỗi oan của ḿnh th́ đă thấy trên bàn ăn, chua choa ơi sơn hào hảo vị, món ngon vật lạ, bánh trái ê hề. C̣n đang hau háu nh́n những món ăn th́ chị Mai Vĩnh Phu đă kéo ra ng̣ai họp mặt với các chị, có chị tui đă gặp qua, có chị tui mới gặp lần đầu nhưng sao thân t́nh như ruột thịt. Nh́n các chị tui thấy chị nào cũng dễ thương xinh đẹp, ḿnh hạc xương mai, Nh́n lại tui, tấm thân bồ tượng, ḿnh voi xương cọp, bởi vậy đi đâu tui với Út Nhỏ cũng kè kè bên nhau, một đứa tṛn trịa, một đứa phốp pháp ngồi kế bên nhau mới không thấy tủi thân. Anh chị nào có biết môn thuốc bí truyền mà cứ ăn uống thả ga vẫn không lên cân làm ơn chỉ dùm Vân Ao tui mang ơn, chớ để ông xă tui phàn nàn là đă tṛn quay mà vẫn ham ăn, hổng biết tự thắng ǵ hết, Trời ơi nghe ông nói mà tui ứa gan, mấy ông là Vơ Bị th́ mới tự thắng để chỉ huy, c̣n tui có chỉ huy ai đâu mà phải tự thắng , phải không các anh chị ? Sau khi được thưởng thức những món ăn ngon, mọi người chia tay hẹn ngày mai gặp lại.

Sáng hôm sau cũng tại nhà anh chị Đắc cuộc họp khóa mới chính thức bắt đầu. Trong khi các ông lo việc “quốc gia đại sự” th́ các bà cũng tụm năm tụm bảy nói cười rỉ rả, chỉ có lúc bầu ban đại diện mới gây sự chú ư của qúy phu nhân. Tui cũng lắng tai theo dơi thời sự, các anh Đắc, anh Nhân, anh Nghĩa được đề cử, nhưng anh Đắc và anh Nhân từ chối v́ 2 anh quá bận, c̣n anh Nghĩa th́ chối từ không được v́ các anh đă ủng hộ hết ḿnh với số phiếu đạt kỷ lục từ trước đến nay. Thế là anh Nghĩa đắc cử đại diện Khóa. Tui cũng phấn khởi vỗ tay đôm đốp nhưng sực nh́n nét mặt ưu tư của chị Nghĩa tui tốp lại ngay. Tui biết có bà vợ nào thích ông xă ḿnh “ăn cơm nhà, vác ngà voi” tốn công, tốn sức, tốn th́ giờ đôi khi c̣n tốn của nữa mà có được cái lợi ǵ đâu ? Nhưng v́ sự tin tưởng nhiệt t́nh của anh em,của bạn bè mà anh chị phải chấp nhận.

Buổi họp chấm dứt bằng một màn thưởng thức những món ăn độc đáo do chị Đắc và các chị ở San Jose đảm trách. Không khí vui vẻ, thức ăn ngon lành nên các anh chị tận t́nh chiếu cố. Bà chị Vân Hồ và chị Quang cứ sai tui chạy lấy thêm món này món nọ, bộ số tử vi của tui có cung nô bộc hay sao mà cứ bị 2 bà chị nầy sai ḥai.

Sau cuộc họp khóa, mọi người chia tay, hẹn gặp lại trong buổi dạ tiệc tối nay. Về đến khách sạn các ông lăn đùng ra ngủ, c̣n tui, chị Tiến và Út Nhỏ th́ o bế sắc đẹp để tối nay dự tiệc. Tui vốn vụng về nên nhờ Út Nhỏ tân trang dùm, tui phải “ngon lành” hơn thường ngày để khỏi mất mặt ông xă tui.

Đêm đến không khí dạ tịệc rộn ră tiếng cười. Ng̣ai các anh chị cùng khóa c̣n có sự tham dự của một số quan khách thân hữu. Có triển lăm h́nh ảnh 40 năm các anh “xuống núi”. Nh́n h́nh ảnh các anh ngày xưa sao thấy hào hùng, phong nhă qúa, cho đến bây giờ dù tuổi đời đă chồng chất các anh vẫn giữ được phong độ của các chàng trai Vơ Bị ngày nào. Ngày xưa các anh ga lăng với bạn gái, với người yêu. Bây giờ ga lăng với phu nhân của ḿnh bằng một màn tặng hoa hồng cho các bà. Nhận cành hoa hồng từ tay ông xă, tui bồi hồi cảm động, mèn ơi, từ ngày quen ông lúc tui 16, 17 tuổi đến bây giờ, gần 40 năm sau tui mới được ông tặng một cành hoa. Hồi nào tới giờ cái lá c̣n không có nói chi hoa, cám ơn sáng kiến của anh chị Đắc thật nhiều.

Chương tŕnh văn nghệ với màn vũ của các con, cháu anh chị Đắc thật đặc sắc. Độc đáo nhất là màn thổi sáo của anh Xuân đờn c̣, anh thổi sáo hay không kém lúc anh kéo đờn . Ng̣ai ra c̣n có các tiết mục như đơn ca, song ca của các anh, các chị không kém phần hào hứng.

Đêm dạ tiệc thành công mỹ măn, chia tay nhau trong bùi ngùi, luyến tiếc. Tui càng buồn hơn v́ ngày mai anh chị Nghĩa, anh chị Quang, anh chị Xuân trở về Nam CA, đành hẹn gặp lại nhau sau ngày Đại Hội Vơ Bị bế mạc.

Ngày hôm sau,với sự hướng dẫn của anh chị Đắc, và các anh chị ở San Jose cuộc du ngọan thật là thú vị, với những phong cảnh tuyệt vời của vùng Bắc CA. Nào là cây cầu nổi tiếng Golden Gate, nào là hải vịnh San Fancisco v..v… Không có Út Nhỏ tui kè kè theo chọc phá chị Bùi Văn Lư để nghe chị sỉ vả tui bằng giọng Huế nghe ngọt lịm, Chị Lư và chị Trần Tư mà nói chuyện với nhau th́ nghe êm như ru, 2 chị trở giọng Huế dễ thương hết biết. Đến khi tui chen vào với giọng rổn rảng” dao to búa lớn” nghe cũng hết biết luôn, thảo nào ông xă gọi tụi là “bà La sát” thật không oan tí nào. Cuộc du ngọan chấm dứt lúc 3 giờ chiều, chia tay nhau hẹn gặp ngày mai, ngày Đại Hội Vơ Bị khai mạc.

________________________________________________________________________________________________

SINH HOẠT FLORIDA

Sau ngày gặp nhau ở San Jose, t́nh bạn bè vẫn c̣n nồng ấm trong ḷng các bạn và các ch. Cũng một tâm t́nh này,bạn Lư Hải Vinh đă gởi đến các bạn ở Florida, ở Georgia lời nhắn gọi gặp nhau vào ngày Ch Nhật 31-8-08 tại nhà của bạn. Với chủ trương là ở tuổi của chúng ta hiện nay, nếu có cơ hội và có thời gian, chúng ta nên gặp nhau càng nhiều càng thân thiết hơn, ấm cúng hơn. Cách xa 12 gi lái xe, đi trong mưa gió do ảnh hưởng của cơn băo Gustar, anh ch Đ̣an Văn Tịnh và cháu trai đă t Georgia tới nhà Lư Hải Vinh lúc 7:30 tối thứ bảy 30-8-08.Cũng từ Georgia có anh ch Bùi Văn Lư đi cùng anh ch Lê Trường Hậu B/21 .Từ Orlando tới có anh chị Vàng Huy Liễu .Từ Port St Lucie có anh ch Lê Văn Kiện.

 

Tại West Palm Beach có anh chị chủ nhà Lư Hải Vinh, anh chị Đặng Văn Cần. Đặc biệt là anh chị Phạm Ngọc Thạnh cũng tới (anh Thạnh đang trong thời kỳ giải phẫu ruột).Ng̣ai ra c̣n có anh chị Đ̣an Văn Qúy K25 từ Orlando tới và anh chị Chương (em rể của chị Vinh) ở sát nhà cũng tham dự. Tổng cộng có 12 anh chị K22 và 6 anh chị là khách mời.Đặc biệt, hôm nay lại là ngày sinh nhật của chị Phạm Ngọc Thạnh nên tất cả anh chị em hiện diện đều được thưởng thức hương vị ngọt ngào của bánh sinh nhật do chính tay chị làm.Buổi gặp gỡ này tuy bạn bè không nhiều lắm, nhưng vẫn tạo được sự vui vẻ ấm cúng như tất cả các buổi gặp mặt khác của khóa 22. Ở đây cũng cần ghi nhận thêm là đang lúc ồn ào vui vẻ th́ bạn Lê Viết Đắc từ San Jose gọi đến để chia xẻ sự vui vẻ cùng với bạn bè đang hiện diện. Thế là từng người một đă tiếp chuyện với bạn Đắc trong niềm thân ái an vui.Có lẽ chuyện đặc biệt hơn cả trong buổi gặp gỡ bạn bè ngày chủ nhật 31-8-08 này là tất cả h́nh ảnh được ghi lại đều do anh “phó nḥm” 9 tuổi, con của Đ̣an Văn Tịnh thực hiện.

Đặng văn Cần tường tŕnh

___________________________________________________________________________________________________

NGƯỜI VÀ VIỆC

Trong cuốn DVD Đoạn Đường Chiến Binh của Khóa 22, anh Nguyễn đ́nh Th có tiết lộ là trong trại tù CS anh đă được anh NV Mùi nhường phần cơm cho ḿnh khi sức khỏe đang trong t́nh trạng suy sụp. Nghĩa cử cao đẹp này của anh Mùi đă gây nhiều xúc động ngưỡng phục của nhiều người trong đó có chúng tôi. Gần đây chúng tôi có dịp tiếp xúc với anh Mùi để t́m hiểu thêm v chuyện này. Nhưng với bản chất khiêm tốn và kín đáo, anh đă khiêm nhường coi đó như một việc làm b́nh thường của những người trong cùng cảnh ngộ.
Để t́m hiểu thêm về con người luôn nêu cao gương đạo đức và đầy ḷng nhân ái này. Mời các anh và các chị cùng theo dơi phần
nói chuyện của chúng tôi với anh Nguyễn văn Mùi dưới đây

 

BTK22 :

Thân chào anh Mùi, câu đầu tiên muốn hỏi anh là xin anh vui ḷng cho biết quá tŕnh họat động của anh kể từ sau ngày măn khóa.

Anh NV Mùi :

Năm 1967 măn khóa về tŕnh diện SD25BB đợt đầu gồm: Mùi, Lương thanh Thủy, Hùynh trúc Thanh, Hà phong Giao, Vũ Bắc, Phùng văn Hưng. Tất cả đều được lệnh Thiếu Tướng Phan trọng Chinh, Tư Lệnh Phó bổ sung về Trung Đ̣an 49. Tôi về Tiểu Đ̣an 2/49, làm Trung Đội Trưởng 2/3. Tháng 1/68 tôi được bổ nhiệm ĐĐT/ĐĐ1, TĐ2/49. Tháng 12/68 lên Trung Úy. Tháng 4/70 lên Đại Úy. Tháng 1/71 được QĐ3 tuyên dương đơn vị trưởng cấp ĐĐ xuất sắc nhất trong chiến dịch thi đua diệt giặc và kiện ṭan đơn vị. Năm 1970 được Quân Đ̣an đề cử đi thăm quan Đài Loan một tháng nhưng v́ tôi bị thương nặng đang nằm bệnh viện Cộng Ḥa nên không thể theo phài đ̣an . Tháng 5/71 ĐĐT/TS Trung Đ̣an 49 tăng cường bảo vệ An Lộc. Tháng 4 và 5/72 cùng chiến đ̣an 32/21 giải tỏa quốc lộ 13. Tháng 11/72 chiến đ̣an 225 trở về Tây Ninh. Tháng 12/72 thuyên chuyển về tiểu khu Đinh Tường làm TĐT/TĐ513 ĐPQ đến tháng 4/75.Ân thưởng: 4 dương liễu, 6 sao vàng, 3 sao bạc, 3 sao đồng và 4 sao đỏ, 1US Bronze star.

BTK22 :

Sau năm 1975, bạn c̣n ở lại VN. Như vậy chắc hẳn bạn không tránh khỏi bị gọi đi tŕnh diện ? Xin bạn tóm lược sơ qua về những ǵ đă xảy đến cho bạn trong giai đọan này.

Anh NV Mùi:

Sau 30/4/75 về nhà ở ngă ba Hàng Sanh. Tŕnh diện cải tạo cùng với Trương Văn Minh. Ở trại Long Giao, Long Khánh. Bị đưa ra Bắc tháng 11/75. Lập trại 4 Thác Bà , Tuyên Quang. Chuyển qua trai 2 Thác Bà tháng

4/76. Trong trại này tôi gặp một số Khóa 22 như Trần châu Giang, Trần thanh Tùng, niên trưởng Năm râu ,

Đặng đ́nh Liễu Khóa 19. Khóa 20 th́ có các anh Duệ, Quang,Niêu, Nam nhí BĐQ…Kể từ ngày bị đày ra thượng du Bắc Việt tù nhân đều biết rơ số phận ḿnh là không có ngày về, v́ không có bản án. Chúng chỉ mập mờ là chừng nào các anh học tập tốt, lao động tốt đảng sẽ xét cho ra trại. Anh em tù một số t́m cách trốn trại, một số trở mặt làm tay sai cho chúng, cũng có anh tự sát. Lúc này số anh em Vơ Bị đ̣an kết lại sống chờ cơ hội , một số anh tung tin đồn Mỹ sẽ rước v́ nhân đạo. Liên Hiệp Quốc lên án chính sách trả thù vi phạm nhân quyền và luật tù binh….để củng cố ḷng tin của anh em. Lúc đó tinh thần anh em xuống thấp vô cùng , sức khỏe suy kiệt nhanh chóng. Số người chết vi kiệt sức, v́ bệnh tật không thuốc chữa càng gia tăng .

BTK22 :

Khi thực hiện cuốn DVD cho Khóa, chúng tôi đặc biệt chú ư đến một đoạn trong phần tiểu sử của bạn Nguyễn đ́nh Thọ. Trong đó, bạn Thọ có nói đến sự giúp đỡ đầy t́nh nhân ái và  can đảm của bạn. Bạn đă nhường phần cơm của ḿnh cho bạn Thọ. Thưa bạn, trong tù, v́ bị đói triền miên, miếng ăn đă là một vấn đề sinh tử làm nhiều người mất cả nhân tính để trở thành con vật dễ sai khiến đúng theo chủ ư của bọn CS. Nhường phần ăn của ḿnh cho người khác quả là điều chúng tôi chưa bao giờ được nghe. Bạn có thể cho biết cơ duyên nào bạn gặp lại bạn Thọ trong tù và ḥan cảnh dẫn đến việc bạn nhường phần cơm của ḿnh cho bạn Thọ ?

Anh NV Mùi :

Tháng 10/77 trong đợt một , số anh em ở trại khác mới chuyển đến có Nguyễn đ́nh Thọ, anh được bổ vào đội phá rừng khai hoang với tôi, tinh thần anh c̣n vững lắm nhưng thân xác tiều tụy, âu lo. Mỗi lúc nói chuyện thường dảo mắt chung quanh đề pḥng kẻ nghe lén . Tôi và anh xác định kẻ thù đúng là gian ác, là tội đồ của dân tộc, chúng ta thua do quyền lợi của siêu cường . Anh là dân tham mưu, là Cán Bộ SVSQ, tôi là dân quen chiến đấu , nên tôi và anh thỏa thuận để cộng sinh. Anh dậy tôi thêm tiếng Anh. Tôi dấu khoai, sắn, rau, măng rừng về nấu ăn thêm chung hai đứa cho đỡ đói , đôi lúc theo đội đi bắt cá bống. Tôi có thêm sẵn bổ dưỡng th́ nhường phần cơm tù cho anh, giản dị chỉ có thế thôi. Sang năm 1978, chuẩn bị đánh Trung Cộng , chúng chuyển tôi về Vĩnh Phú trại Tân Lập , c̣n anh Thọ th́ đến trại nào tôi không rơ.

BTK22 :

Trước khi chúng ta chia tay, xin anh cho biết vài cảm nghĩ về sự cần thiết của Hội Ái Hữu Khóa 22 TVBQGVN cũng như những họat động và ảnh hưởng của Hội.

Anh NV Mùi :

Cảm nghĩ của tôi về khóa 22 th́ cũng đơn giản thôi . Tôi cùng một số Anh Em khác đă gặp nhau ở Faculte des Science đường Cộng Ḥa, lúc ấy qủa thật tôi có nghĩ ǵ tới trường Vơ Bị đâu , Tôi đang học dự bị Y Khoa, rồi những xáo trộn xă hội lúc đó, nào biểu t́nh , nào chống thủ tướng Hương, nào Phật Giáo chống Công Giáo, Tôi và một số anh em bị cảnh sát ban đêm đến xét nhà t́m bắt , Tôi may mắn không có nhà nên chui về tỉnh lánh nạn, rồi vài thằng bạn như Nguyễn ḥai An, Châu, Đức, Nghiệp…thường gặp nhau hỏi thăm tin tức để trở lại trường, lúc vui miệng bàn đến chuyện đi lính về đánh cảnh sát để rồi tôi và Nguyễn ḥai An B22 vào khóa 22. Rồi những ngày tháng ở trường Vơ Bị tôi thấy rất hợp với tôi. Làm trai cho đáng nên trai. Xuống đông, đông tĩnh, lên đ̣ai đ̣ai tan.

Vào Vơ Bị chẳng ai bắt, chúng ta đều tự nguyện. Nơi đây tôi đă gặp các bạn, những đứa con yêu của Tổ Quốc . Tôi vô cùng hănh diện được làm bạn với các bạn. Đây chính là sợi dây vô h́nh nối kết tôi và các bạn cùng khóa. Tôi và các anh đă tưới máu đào lên mảnh đất quê hương để giữ an ninh cho đồng bào ḿnh, bao người đă ngă gục nơi chiến trường, bao người đă gởi lại một phần thân thể cho quê hương. Chúng ḿnh từng chia sẻ lao nhọc để rồi nay thành dân tha hương, chúng ḿnh gặp lại nhau tóc bạc da mồi th́ danh xưng HỘI ÁI HỮU chỉ nói lên được một phần nào t́nh chiến đấu của chúng ḿnh thôi, nghĩ xa hơn nữa những anh em lọai 2 lọai 3 c̣n kẹt lại quê nhà với bao đối xử phân biệt của chính quyền, không đủ sức khỏe để sinh sống th́ một chút tương trợ của anh em ḿnh tuy nhỏ bé nhưng về mặt tinh  thần tôi nghĩ thật to lớn.Hội ÁI HỮU VƠ BỊ thật là ư nghĩa đối với tôi, với những bạn cùng chí hướng và là một tấm gương cho thế hệ con cháu chúng ta.

Tôi thành thật hănh diện là thành viên của Hội Ái Hữu Cựu SVSQ trường VBQGVN. Vững tin chúng ta sẽ được phục hồi DANH DỰ.

__________________________________________________________________________________________________

 

VÀI K NIỆM VỚI BẠN MẠCH KỲ TRUNG

Lên San Jose tháng 7/08 vừa qua, ban tổ chức họp khóa 22 tại Bắc CA gởi tặng mỗi bạn SVSQ hóa 22 một tập kỷ yếu trong đó ghi lại nội dung những sinh hoạt của khóa tại hải ngoại trong những năm qua. Đây là một cố gắng của 3 bạn Cần, Nhân và Phu.Lần giở từng trang, bỗng tôi chợt chú ư tới tấm h́nh mà cách đây chừng 7,8 năm chính tay tôi nhận từ đại diện khóa tại quê nhà VN gởi sang . Bức h́nh ghi lại 3 đứa trẻ vị thành niên, 2 gái, 1 trai đứng trước hai ngôi mộ chôn song song với nhau, trước hai ngôi mộ có tấm bia ghi tên Mạch Kỳ Trung. Đó chính là 2 ngôi mộ của vợ chồng bạn Mạch Kỳ Trung .

Chắc các bạn cũng biết bạn Mạch Kỳ Trung ở đại đội H, dáng người hơi lùn, nước da trắng, mặt tṛn , đặc biệt bên dưới cằm có 1 một nốt ruồi và vài cọng râu lưa thưa. Sau khi rời trường cuối năm 1967 bạn Mạch Kỳ Trung cùng với các bạn Phan Công Nghiệp (B), Trịnh Đ́nh Thông (C), Đặng Minh Học (D), Nguyễn Duy Hoàng (H) , Lê Văn Ven (B) và sau này có thêm bạn Nguyễn Thành Chức (H+B) thiết giáp cùng về Sư Đoàn 18 và cuối năm 1969 có thêm Huỳnh Cừ và Nguyễn Hữu Thức (C) v..v..

Có một điều đặc biệt là khi các bạn về tŕnh diện Sư Đoàn 18 th́ ông Tướng Tư Lệnh bận hành quân . PTQT phân phối các bạn đi các đơn vị, khi công tác xong trở về được tin các học tṛ của ḿnh về đơn vị, ông tướng Lâm Quang Thi kêu tập trung các bạn trở lại tŕnh diện ông xong mới trở lại đơn vị đă phân phối.

Như các bạn biết, tôi sinh trưởng tại vùng quê Long Thành, Nhơn Trạch thuộc tỉnh Biên Ḥa lại là vùng trách nhiệm của Sư Đoàn 18, Trung Đoàn 48. Trong lần được phép về thăm gia đ́nh tôi và bạn Trung gặp nhau hơi bất ngờ khi đơn vị của bạn đang hành quân và đóng quân tại khu nhà tôi. Gặp nhau mừng rỡ hàn huyên tâm s rồi tôi trở lại đơn v. Chừng vài năm sau trong lần về phép ở Sài G̣n, đang lang thang một ḿnh ở khu Hàm Nghi t́nh c gặp lại Mạch K Trung , hai đứa rủ nhau vào quán cóc dọc lề đường uống nước. Qua câu chuyện bạn cho biết đă giải ngũ và hiện đang sinh sống bằng nghề đạp xe ba gác. Sau lần gặp tôi tại quê nhà tôi, vùng hành quân của bạn , sau đó bạn bị thương và có lần làm tùy viên cho ông thiếu tướng Lâm Quang Thơ. Bạn cho biết đang ở bên Nhà Bè.Nh́n bạn Trung hiện tại đâu c̣n phong thái và h́nh ảnh của 1 sĩ quan ,chua xót quá.Sau biến cố 30/4,mỗi người một ngă, gần sắp sửa đi cùng gia đ́nh định cư tại Hoa Kỳ theo chương tŕnh HO. Hai bạn Mỹ và Nửa có cho tôi biết là v chồng anh Trung bị bắn chết tại Cần Thơ bởi 1 cán bộ Cộng Sản v́ tranh chấp điện nhà kế bên tên Cộng Sản này.

 Sau khi qua Mỹ tôi có liên lạc các bạn ở VN t́m lại gia đ́nh bạn Trung và con cái sinh sống ra sao ?. Khóa 22 có gởi tiền về chi phí cho bạn Nguyễn Duy Hoàng xuống Cần Thơ t́m nhưng không t́m ra gia đ́nh Trung . Sau đó chính 2 bạn Mỹ và Nửa xuống 1 lần nữa và t́m được có chụp 1 tấm ảnh trước mộ vợ chồng Trung .Viết tới đây nhớ đến bạn Trung. Mạch kỳ Trung giờ này thân  xác và h́nh hài của ạn trở về với cát bụi, bạn đă nằm yên vĩnh viễn trong ḷng đất mẹ, chúng tôi c̣n tồn tại trên qu đất này, Cũng một lần chúng ta có dịp gặp nhau và tụ hội trên ngọn đồi 1515 trên miền cao nguyên đất Việt. Nếu vong linh của bạn hiển linh hăy tr về phù h cho chúng tôi và các đoàn hậu duệ để sớm trở về quê hương VN trong tự do và thanh b́nh .

Huỳnh Vinh Quang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

E-mail the Webmaster with questions or comments about the Web site