MỘT LẦN VỀ THĂM

 

                                                                                                                           KIỀU CÔNG CỰ

 

            Tánh t́nh vợ tôi rất cẩn thận. Tối nào trước khi đi ngũ cũng làm một ṿng coi lại các chốt cửa, màn kéo, tủ lạnh, bếp gas, nhất là vặn nhỏ âm thanh  speaker của cái phone đặt ngoài pḥng khách.

           Nhưng nửa đêm tôi bỗng choàng thức dậy v́ tiếng điện thọai trong đêm thanh vắng sao reo lớn quá. Nó đổ liên hồi nghe chói chang, réo gọi hối thúc kỳ lạ. Tôi vội vàng tung mền chạy ra. Vợ tôi cũng chạy ra theo. Tôi nhắc điện thoại, tiếng của Thảo, con gái chúng tôi từ Sài g̣n gọi qua:

          _Bà nội bịnh nặng lắm, Ba và bác Lang về gấp. Cô Cúc vừa gọi cho con từ Đà nẳng cách đây 10 phút. Chắc Bà nội..                                                  

           Tôi không c̣n nghe đoạn kế tiếp. Mà h́nh như có tiếng khóc của Thảo. Hai lổ tai tôi lùng bùng. Nước mắt tôi bỗng dưng trào ra không ngăn lại được. Cả người tôi rơi phịch trên sofa. Vợ tôi cầm lấy phone và nói:

          _Con nhắc lại đi.. Bà nội ra sao ?

            Một lúc sau tôi nghe vợ tôi nói:

          _Má sẽ Email cho con ngay khi Ba có quyết định.

           Cái tin này làm cho tôi đau nhói. Từ lâu rồi anh em tôi vẫn có mặc cảm bỏ lại mẹ già ở lại quê nhà mà ra đi. Mẹ tôi năm nay 98 tuổi tây và là 99 tuổi ta. Hiện đang ở với bà chị kế của tôi là chị Cúc tại thị trấn Ái nghĩa. Những ngày cuối tháng 4/1975, Mẹ không muốn anh em tôi bỏ nước ra đi. Trong suy nghĩ của mẹ chỉ có một điều đơn giản là nếu hai anh em tôi bỏ đi nghĩa là Mẹ sẽ vĩnh viễn mất hai thằng con trai  :

... Mẹ  ôm anh em tôi vào ḷng,

Ngấn lệ long lanh, rất vui mừng thấy các con  ở lại.

V́ ra đi nghĩa là trốn chạy,

Đất nước c̣n đó ..Mẹ c̣n đây

Quê hương ḿnh c̣n rộng mở ṿng tay,

C̣n cuộc sống ta sẽ c̣n tất cả..

C̣n cuộc sống ..nhưng Mẹ ơi phải trả

Bằng cái gíá máu, nước mắt và mồ hôi.

Mẹ đă lầm và anh em chúng tôi cũng đă lầm và phải trả giá bằng những năm tù nhục nhằn, đói khổ. Tôi biết mẹ rất đau ḷng nên những năm 1990 khi anh em chúng tôi ra đi :

Mẹ của tôi năm nay tóc người quá bạc,

Vầng trán nhăn gợn buồn trên những nẽo ưu tư,

Ḍng sông xưa c̣n đó những bến bờ

Tôi biết Mẹ thật buồn

Nhưng lần này người không ngăn anh em tôi ở lại..

Năm 1996, anh Lang có về thăm. Năm 1998, vợ và con gái tôi cũng có về thăm. Vẫn mạnh do, vẫn ăn uống ngủ nghê đều đặn. Không bịnh hoạn ǵ hết. Tai mắt vẫn c̣n tốt. Không có ǵ gọi là nghểnh ngảng. Anh em tôi mồ côi cha rất sớm . Mẹ ở vậy tần tảo nuôi con. Mẹ dồn hết t́nh thương cho đàn con. Và chúng tôi cũng thế. Mẹ là tất cả trên đời. Chúng tôi phải đau ḷng từ giă mẹ già để ra đi, sống nơi xứ lạ quê người. Tự do nào cũng có cái giá của nó.

            Anh Lang cũng nhận được tin của con gái anh từ VN gọi qua. Anh liền gọi cho tôi. Giọng anh cố trấn tĩnh, nhưng tôi biết rồi anh sẽ khóc. Những người đàn ông thường dấu những giọt nước mắt ở trong ḷng. Anh bảo tôi :

           _Phải về thôi em ạ! Càng sớm càng tốt.

             Chị Sáu, vợ anh Lang, cũng về chung một chuyến. Chúng tôi chạy đi mua vé máy bay đặc biệt, xin công điện khẩn. C̣n visa th́ về tới phi trường Tân sơn Nhất mới làm. Dĩ nhiên tiền vé và tiền chiếu khán nhập cảnh phải cộng thêm . Chấp nhận hết.   Miễn sao được gặp Mẹ trong thời gian ngắn nhất.

             9 giờ tối hôm sau chúng tôi có mặt tại phi trường Los Angeles. Máy bay sẽ cất cánh lúc 12:05 AM. Chiếc Boeing của hăng hàng không China Airlines rời khỏi phi đạo êm ru. Trên màn ảnh phía trước hiện lên đầy đủ những dữ kiện của chuyến bay. Thời gian bay từ Los Angeles đến Taipei là 14 giờ 30 phút. Đường bay khởi hành theo hướng tây bắc, dọc theo ngoài khơi bờ biển của Mỹ như San Francisco, Seatle, Anchorage (Alaska). Máy bay sẽ đổi hướng bay qua eo biển Bering, rồi theo hướng tây nam dọc theo bán đảo Kamchatka, phần lảnh thổ phía đông của Nga, rồi từ từ tiến vào không phận Nhật bản theo các bờ biển Osaka, Nagoya, Okinawa rồi đến Taipei ( Đài bắc). Thời tiết bên ngoài có khi xuống tới -40 độ C và tốc độ cao nhất là 950 km/g. Những cô tiếp viên mặc váy ngắn màu navy có xẻ đường giữa như xường xám. Đa số thích nhuộm tóc nâu cho có vẽ tây phương. Khuôn mặt trắng trẽo thanh tú. Họ rất chiu khách, nhất là khi chào mời những món hàng không thuế mà họ được hưởng phần trăm trong đó. Màn ảnh phía trước chiếu phim trinh thám Điệp viên 007 “ Tomorrow never die”. Phim này tôi đă coi ở rạp Williams trên đường Goldenwest. Cả cái phim  Hoạt họa cuả hảng Walt Disney kế tiếp là Tarzan. Nhưng tôi vẫn thích bài hát làm nền cho phim do Phil Collins hát ( You’ll be in my heart ) :

              I will protect you,

             From all around you.

             I will be here.  Don’t you cry !!

            Đến Đài bắc vào buổi sáng. Mặt trời đă lên. Qua màn sương mơng, màu nắng nhàn nhạt. Những cánh đồng ruộng được ngăn từng ô lớn nhỏ. Những hàng cây chạy dài dọc theo những con  đường vắng vẻ. Khung cảnh quen thuộc của những nước nông nghiệp châu Á . Phi trường Đài bắc cũng có những kiến trúc tân kỳ, hài ḥa và đẹp mắt. Đặc biệt pḥng đợi ở đây có khu dành cho những người hút thuốc lá. Những dân ghiền phải nhịn suốt 15 giờ bay thật là vất vả. Cũng may tôi đă bỏ thuốc gần 10 năm nay rồi.

            Chờ khoảng hơn một giờ để gom các hành khách từ các hảng Eva, Asiana, Korean, chúng tôi tiếp tục lên chuyến bay của hảng Viet nam Airlines. Đó là chiếc Airbus đặt mua từ Âu châu, có trọng tải khoảng 200 hành khách kể cả phi hành đoàn. Hai dăy ghế ba chỗ ngồi. Giữa là một lối đi rộng độ 5 tấc, bề ngang đủ cho một chiếc xe đẩy thức ăn. Nam tiếp viên mặc quần dài màu xanh đậm, sơ mi trắng và cà vạt màu đỏ bầm. Nữ tiếp viên mặc áo dài màu rượu chát, quần dài màu mở gà, khi phục vụ các cô quàng thêm một cái tạp dề có in h́nh trống đồng Ngọc lũ. Người nào cũng cao ráo. Khuôn mặt có vẽ nghiêm và xa cách. Đối với người Việt nam được chọn làm tiếp viên hàng không là một điều hân hạnh. Nhất là với chế độ này thành phần tuyển chọn phải là tai mắt của chế độ nên phải là đảng viên hay đoàn viên cs. Loa phóng thanh thông báo chuyến bay bắt đầu khởi hành bằng ba thứ tiếng Anh, Tàu và Việt. Người ta yêu cầu hành khách thắt dây an toàn, tắt điện thoại cầm tay và máy tính cá nhân. Tôi hơi ngạc nhiên khi thấy khoảng 5, 6 tiếp viên cả nam lẫn nữ chia nhau ngồi những hàng ghế ngoài. Để làm ǵ? Bộ không có một pḥng nào dành cho họ hay sao? Tất cả im lặng và xa cách. Hành khách đa số là người Việt, người Hoa, Nam hàn và vài người da trắng đi du lịch. Khi máy bay đă b́nh phi, tiếp viên đứng dậy vào trong và dọn buổi sáng.  Sau đó họ trở lại chỗ cũ. Những người mới về nước lần đầu căm thấy hơi ngỡ ngàng và mất tự nhiên. Anh Lang lắc đầu rồi lấy bộ bài ra binh xập xám cùng tôi. Cũng căm thấy chẳng cần phải bộc lộ nổi vui mừng của những người trở về sau những năm xa xứ. Những người trẻ tuổi kia được sinh ra và lớn lên trong môi trường cộng sản. Lề lối giáo dục vẫn c̣n rập khuôn theo những giáo điều cộng sản nghĩa là “ t́nh báo nhân dân” vẫn phải được áp dụng cho mọi người, từ một đứa nhỏ phải báo cáo những hành vi của cha mẹ ḿnh và những người lớn th́ phải theo dơi những hoạt động và lời nói của bạn bè, họ hàng ..Từ đó nảy sinh ra một xă hội không đặt căn bản trên một niềm tin mà chỉ có sự lừa dối được xử dụng như một tấm b́nh phong cần thiết cho một cuộc sống. Tội nghiệp cho cái đất nước mà chúng tôi đă sinh ra và lớn lên.

Thế hệ của tôi hoàn toàn xa lạ với họ nếu không muốn nói có một sự ngăn cách nào đó. Ngay cả những người bạn cùng quê, cùng trường nhưng khác lư tưởng th́ cũng thế. Cho nên có thể nói họ với tôi cùng chung tiếng nói nhưng bất đồng ngôn ngữ. Cũng may ḍng họ tôi không có người nào theo cộng sản.

             Nhiệt độ trong máy bay càng lúc càng nóng lên. Máy điều ḥa không khí mở  không đủ lạnh. Nhưng chúng tôi rất vui mừng khi biết máy bay đă giảm cao độ và đang đi vào không phận VN. Tôi nh́n qua cửa sổ và thấy biển một màu xanh ngắt. Một vài con thuyền nhấp nhô trên sóng. Rồi núi đồi, làng mạc, phố thị quen thuộc. Tôi không xác định được vị trí tên gọi bên dưới nhưng tôi biết chắc sắp về tới Sài g̣n. Ḷng tôi bỗng dưng xao xuyến lạ lùng.

             Sau 3 giờ bay chiếc Airbus đă đáp xuống phi trường Tân sơn Nhất. Qua cửa sổ tôi thấy những hangar, những ụ dành cho máy bay tránh pháo kích cỏ đă mọc đầy. Dấu vết chiến tranh vẫn c̣n đó hay người ta cố t́nh để lại đó những dấu vết của những căm thù, tàn sát của những người cùng chung một gịng máu đỏ da vàng.

Một vài đường băng đang được sửa chữa và mở rộng. Những công nhân xây dựng mặc những chiếc áo thun ướt đẩm mồ hôi, đang trộn những mẽ bê tông. Một vài chiếc Boeing của các hảng Malaysia, Philippines, Thailand,..đang nằm bất động dưới bóng nắng lung linh. Máy bay dừng lại. Hành khách xuống thang và lên những chiếc bus để vào pḥng tiếp nhận của phi trường. Tôi nhớ những điều mà vợ tôi dặn ḍ rất kỷ. Phải áp dụng triệt để “thủ tục đầu tiên” khi đi qua các cửa làm visa khẩn cấp, cửa nhập cảnh và khu khám xét của hải quan phi trường. Điều này làm tôi hết sức bực ḿnh nhưng hối lộ là quốc sách của chế độ và tham nhũng cũng là căn bịnh trầm kha của một chính quyền độc tài, độc đảng. Những hành vi này được chấp nhận và dung túng từ trên xuống dưới và được coi như là thực phẩm để nuôi sống chế độ.       

Khi chúng tôi đẩy được ba chiếc xe hành lư ra tới bên ngoài th́ đă 11 giờ trưa. Quang cảnh thật ồn ào náo nhiệt. Tiếng cười nói, có cả tiếng khóc mừng vui. Các tài xế taxi, xe ôm đang tranh giành mối. Trời nắng và nóng. Nhưng tôi có thấy nóng ǵ đâu. Chỉ có nắng ấm trong ḷng như bài hát mà tôi đă được nghe nhiều lần: nắng Cali cũng là nắng ấm nhưng ấm sao bằng nắng ấm quê hương. Đẹp làm sao những giọt nắng  rưng rưng đón người về và t́nh quê dạt dào ở trong ḷng. Quê hương đă một lần tôi đành ḷng bỏ đi, nhưng vẫn ao ước có một lần trở lại.

             Và Sài g̣n đây rồi. Bỏ qua tất cả, tôi vẫn thấy Sài g̣n rất đẹp, đẹp lạ thường và quyến rũ như những ngày ở trong tù tôi nhớ đến. Sài g̣n là người t́nh ban đầu. Sài g̣n là là người vợ yêu thương chung thủy đă chia xớt cùng tôi những niềm vui cũng như những tủi cực qua đoạn đường lao đao của cuộc sống này . Trong trái tim tôi Sài g̣n vẫn không bao giờ thay đổi :

            ... Em vẫn đẹp huy hoàng,

              Mắt vẫn sáng- má vẫn hồng,

             Môi em vẫn đỏ.

             Nét kiêu sa diễm lệ tuyệt vời.

             Hởi Sài g̣n!

             Hởi người t́nh muôn thuở của ta ơi !

            Ra đón tại phi trường có vợ chồng con gái tôi  và chị Ngọc Sương, vợ của Đặng minh Học, thằng bạn thân cùng khóa, cùng đại đội, cùng pḥng,  là “ anh em cột chèo”. Ra trường chen chân về các binh chủng không được nên về Sư đoàn 18 /BB và đă hy sinh trong trận tấn công hồi Tết Mậu thân đợt hai tại ngă ba Dầu Giây, Định quán trong một trận phục kích. Đám cưới được tổ chức trong những ngày phép măn khóa. Tôi th́ lo dọn dẹp trang hoàng nhà cửa bên nhà gái, nhờ vậy mà “ẩm được” cô em vợ, c̣n Giang văn Nhân th́ đi phụ rễ bên đàng trai. Lễ cưới được cử hành tại nhà thờ Đồng tiến, ở ngă tư Nguyễn tri Phương và Trần quốc Toăn. Tôi không nhớ Nguyễn đức Dũng có đi dự đám cưới hay không . Trong Đại đội D, bốn đứa tôi rất thân nhau. Bây giờ chỉ c̣n lại 50% v́ Dũng cũng đă “ gảy cánh thiên thần” tại chiến trường Dambert lần hành quân vượt biên qua Kampuchia năm 1970 trong một trận đánh đẩm máu nhất và thân nhân đă không nhận được xác của Dũng. Tội nghiệp cái anh chàng Dũng trắng trẽo, hiền lành như con gái, thường hay đỏ mặt mỗi lần bị bạn bè chọc phá. Thôi th́ từ cát bụi xin để cho Dũng trở về cùng cát bụi. Đặng minh Học cũng thế. Ngày ra khỏi nhà tù cs năm 1985, tôi có theo chị Sương lên Nghĩa trang Quân đội Hạnh thông tây để bốc mộ cho Học. Tôi thấy lỗ đạn và một đường nứt dài trên chiếc sọ trắng hếu. Tất cả đều được đem thiêu. Tro một phần được đưa về cho mẹ Học ở Bảo Lộc, một phần để trong một cái lọ trên bàn thờ nhỏ trong pḥng của chị Sương. Lê văn Ven, cùng về Sư đoàn 18, cùng ở chung Trung đoàn đă kể cho tôi nghe vể trận đánh này. Sau ngày 30/4/75, Ven không chấp nhận vào tù cs mà tích cực tham gia những phong trào chống phá VC rất quyết liệt và sau đó đă t́m đường vượt biên và tự tay lèo lái con thuyền nhỏ mong manh đến bến bờ Tự do và hiện giờ đang sống với cô vợ trẻ đẹp son sẻ ở tại Florida.

Chị Sương vẫn ở vậy và không đi thêm bước nữa.

Cũng có một vài người thân ra đón tôi. Tất cả lên một chiếc xe đă chờ sẳn. Những người con c̣n ở lại của anh Lang cũng ra đón anh chị. Tôi chưa kịp chào hỏi th́ họ đă lên xe và đi rồi. Con đường từ phi trường về nhà sao mà lạ quá, mặc dầu con đường này tôi đă qua lại hằng bao nhiêu lần. Năm 1987 khi anh Lang lănh được một công tŕnh xây cất ba hồ bơi trong Tân sơn nhất, tôi được gọi về làm trưởng công trường ở đây. Con đường Nguyễn văn Thoại qua ngă tư Bảy Hiền, qua Bịnh viện V́ Dân, quẹo trái trên đường Lê văn Duyệt, qua Ngả ba Ông Tạ, rồi quẹo về Tô hiến thành, tôi không nhận ra. Lạ thật. Xe cộ và bộ hành choáng hết những lối đi. Người ta bày hàng buôn bán tranh giành không chừa một chỗ trống. Có nhiều con đường mới được mở ra nhưng vẫn không đáp ứng được lưu lượng xe và dân số ngày một tăng. Ở các vùng quê bây giờ không ́m được việc làm và người ta đă đổ dồn về Sài g̣n t́m cách sống đắp đổi qua ngày. Năm 1986, trước một t́nh trạng quá suy sụp về kinh tế, Nguyễn văn Linh bèn phải làm “ theo thầy” Trung cộng Đặng tiểu B́nh, mở cửa thay đổi nhưng vẫn giữ cái đuôi “định hướng xă hội chủ nghĩa”. Nhưng bản chất cộng sản th́ vẫn không có ǵ thay đổi. Tôi như đi vào một thứ mê hồn trận. Điều này cũng nói lên phần nào cái bản chất của chế độ.

            Năm 1993 khi gia đ́nh tôi lên đường đi định cư tại Mỹ th́ đứa con gái không chịu đi theo v́ “ lỡ yêu rồi..”. Mà t́nh yêu đầu đời th́ mạnh lắm. Nói ǵ cũng không nghe. Làm ǵ cũng mặc. Tôi đành phải cho làm đám cưới và gia tài để lại cho con chẳng có ǵ nhiều. Chồng làm nghề thầu và nó tiếp tục theo học kỷ sư ở Đại học bách khoa Phú thọ. Rồi vừa sanh con trai đầu ḷng vừa tốt nghiệp Đại học. Hai vợ chồng mở công ty xây dựng và thầu được những công tŕnh ngoại quốc. Đơn giá và kết toán công tŕnh tính bằng đô la nên từ đó phất lên. Sau này những công tŕnh béo bỡ đều bị những công ty quốc doanh chận hết, hai vợ chồng bước qua một ngành mới là du lịch. Nhờ biết tính toán và dám làm nên công việc mới cũng mang về nhiều lợi nhuận. Giao dịch có tính cách quốc tế và liên kết với những công ty du lịch ngoại quốc như NBTA, ACTE,..Từ năm 1996, con gái tôi đă dọn qua căn nhà 3 tầng ở gần nhà thờ Tin lành, cũng ở trên đường Tô hiến Thành, xéo xéo với cổng sau của Đại học Bách khoa.

             Về đến nhà tôi bảo Thảo gọi điện thoại đặt vé máy bay sớm nhất về Đà nẳng cho vợ chồng anh Lang và tôi. Hăng máy bay cho biết máy bay sẽ cất cánh đúng 2 giờ chiều mai. Vé khứ hồi là một triệu tư (khoăng 100 đô ). V́ t́nh trạng của mẹ tôi nên chúng tôi chỉ mua one way chứ không round trip. Theo thông báo mới nhất th́ cho đến ngày 31/3 Việt kiều được mua vé đồng giá với người dân trong nước.

            Bây giờ chúng tôi là những người ngoài. Nhưng dẫu sao tôi cũng đă trở về, c̣n nguyên vẹn là một người VN với đầy đủ suy tư và cảm xúc. Và dứt khoát là chẳng muốn nhận một quyền lợi và trách nhiệm ǵ đối với một chế độ mà đa số người dân đều muốn quay mặt bỏ đi.

            Tâm trạng tôi cũng rất nôn nao. Tôi rất mong gặp lại bạn bè và những người thân thích. Sau bửa cơm, uống nhiều hơn ăn, tôi gọi điện thoại cho Phạm quang Mỹ và Bùi văn Nữa. May quá hai cậu đều có mặt ở nhà. Giọng của Nữa đều đều như một bài kinh cầu. Và cái giọng nhừa nhựa khàn khàn của Mỹ, cái anh chàng speaker của chương tŕnh Tiếng nói của SVSQ Trường Vỏ bị năm nào. Hẹn với hai bạn ngày mai 8 giờ sẽ gặp. Tôi cũng dành cả buổi chiều gọi phone về hỏi thăm t́nh h́nh sức khỏe của mẹ tôi và phụ soạn quà cáp, đồ đạc. Tôi giao cái giấy phân phối quà của vợ tôi cho con gái. Phần tôi hồi ở bên Mỹ tôi đă dành khá nhiều th́ giờ trong Target và Toy R Us để kiếm đồ chơi cho hai đứa cháu ngoại. Cây kiếm thần kỳ của chàng hiệp sỹ trong Star War phát ra những tia sáng ngũ sắc và cây súng đa năng của Batman với những loạt đạn nổ theo những tia lửa điện. Mua quà cũng là một nghệ thuật, nhất là cho những người thân yêu của ḿnh. Hai thằng cháu ngoại của tôi thích thú vô cùng.

              Buổi tối đầu tiên ở Sài g̣n thật là khó ngũ. Mà giờ này ở Cali là buổi sáng. Nhà ở sát mặt đường, tiếng xe cộ di chuyển qua lại rầm rập, tiếng c̣i xe liên tục. Không khí oi bức như báo trước một cơn giông. Mặc dầu nhà có máy lạnh và cửa kiếng đóng kín mít nhưng làm sao ngăn cản được cái nóng và tiếng động. Măi đến gần sáng tôi mới chợp mắt được. Tôi không nhớ ḿnh nằm mơ thấy những ǵ trong giấc chiêm bao, nhưng chắc chắn không phải là những cơn ác mộng.

Khi tôi thức dây, mặt trời đă lên cao. Cái nắng vẫn âm ỉ tăng dần nhiệt độ. Tôi đi tắm rồi bốc phone nhắc hai bạn giờ hẹn. Mỹ và Nữa đến trên hai chiếc cub 81 và Honda dame. Xe của Nữa khá hơn, c̣n xe của Mỹ phải đẩy để lấy trớn. Tôi t́nh nguyện đẩy xe cho Mỹ để được ôm cái eo ếch có nhiều xương hơn thịt.

          _Tụi nó kêu mầy là Mỹ hôi mà tao có thấy hôi ǵ đâu !

            Mỹ cười đưa hàng tiền đạo đầy bợn khói thuốc :

          _Hết hôi rồi. Phải tu tỉnh chứ, già rồi !

            Hết hôi rồi nghĩa là hết ăn bờ ngũ bụi, sáng say chiều xỉn. Mỹ đă có một thời oanh liệt. Ra trường chọn binh chủng Nhảy dù. Đơn vị có nhiều vị SQ xuất sắc, nhưng cũng có nhiều vị SQ xuất thân từ hàng hạ sỉ quan thời Pháp. Tuổi trẻ nhiều khi cao ngạo bất phục nên thường bị cấp trên đ́ cho. Rồi đâm ra bất mản. Nhậu nhẹt say sưa chửi đổng.  Rồi bị đưa ra bộ binh, bị giải ngũ non. Thế cũng là may. V́ có quân đội nào chấp nhận những hành động đó.

           Sau 30/4/1975 phải trở về với thực tế phủ phàng. Những người thuộc chế độ cũ bị đi tù, bị loại ra. Ngay cả những thương binh đang nằm điều trị tại bịnh viện cũng bị quăng ra đường một cách không thương tiếc với lời sỉ nhục kèm theo. Tất cả đều bị tước đoạt, bị chiếm hửu. Trăm năm thân thế có ra ǵ. Tay trắng vẫn hoàn trắng tay. Hằng ngày đạp xe ba gác đi bán rau muống. Được đồng nào nhậu đồng nấy. Gia đ́nh tan hoang, vợ con nheo nhóc. Cuộc sống ngày càng bế tắc. Cho đến một lúc “ khi tỉnh rượu, lúc tàn canh. Giật ḿnh, ḿnh lại thương ḿnh xót xa”. Cuối cùng phải bỏ cái thằng tôi hôi hám để trở về với vợ con, với bạn bè. Phải làm lại từ đầu dầu vốn liếng chẳng c̣n bao nhiêu nhưng nhất định là không thèm vay mượn bất cứ cái ǵ của cái chế độ này.  Mỹ dừng xe lại trước tiệm phở TÀU BAY ở đầu đường Lư thái Tổ. Tiệm phở khá nổi tiếng trước 75, gần bên một nhà thờ Thiên chúa giáo, bây giờ vẫn c̣n đông khách. Những hàng xe gắn máy dựng trước cửa ra vào. Bên trong những dăy bàn cũng đầy kín người. Thật khác với những tiệm phở 54, 79,  Bolsa ở California. Những điều kiện vệ sinh không được chú trọng. Trên bàn, dưới nền nhà, những giấy rác vươn văi khắp nơi. Những con ruồi bay vo ve qua lại và cũng sà xuống những bàn trống. Tôi thấy cũng hơi ngại ngùng nên bảo Mỹ :

             _Thằng Nữa nó ăn chay trường mà vào chốn tiêu hành ớt tỏi này th́ tội nghiệt chết. T́m chỗ khác yên tĩnh chút đi!

             Nữa cũng đồng ư. Chúng tôi lại lên xe tiếp tục. Đường xá đầy nhóc người qua lại và xe cộ. Qua bồn binh Ngả bảy, quẹo trái trên đường Phan thanh Giản. Dừng lại một cái quán cà phê gần rạp hát cải lương Long Vân. Buổi sáng quán c̣n vắng, chúng tôi vào bên trong. Ánh sáng mờ mờ . Cô chủ quán mặc bộ đồ lụa mỏng ôm sát thân h́nh tṛn trịa. Nét mặt có vẽ thiếu  ngũ, mệt mơi nhưng vẫn cố nở nụ cười trên làn môi tô màu son hồng nhạt. Cô cúi xuống, rất nghề nghiệp, hỏi các anh uống ǵ, để lộ hai g̣ ngực căng cứng, khiêu khích. Nhưng than ôi ! Cái thằng Mỹ th́ đă tu tĩnh, thằng Nữa th́ tu thiệt, c̣n cái thằng tôi th́ “chí tuy vẫn c̣n ham tiến bước, nhưng sức không kham nổi đoạn đường”. Thôi cũng đành.. Gọi cà phê cho tôi, bánh paté chaud cho Mỹ và bánh ngọt cho Nữa. Và một gói JET, cũng chỉ dành cho Mỹ . Thôi th́ đủ chuyện thăm hỏi. Chuyện xưa và chuyện nay. Chuyện bên Mỹ, bên Việt. Số anh em khóa 22 c̣n lại ở quê nhà khoăng 28 thương bịnh què và 11 cô nhi quả phụ. Ḿnh cũng muốn có một cuộc họp mặt . Càng đông càng vui - dĩ nhiên  đông vui mà hao. Trịnh đ́nh Thông sẽ từ vùng B́nh long anh dũng, Bùi Quí từ Trị Thiên kiêu hùng, Ngô văn Can, Lê minh Tùng, Châu văn Hiền từ Trường Mẹ xuống th́ vui quá. Thôi th́ nhờ hai bạn lo liệu đi. Tại hạ phải về thăm Mẹ già cái đă. Khi nào về lại Sài g̣n ḿnh sẽ “tái hồi Kim Trọng”.

            Một giờ chiều chúng tôi lên phi trường. Một giờ rưỡi vào pḥng đợi. Hai giờ loa phóng thanh cho biết chuyến bay dời lại đến ba giờ. Thật là sốt ruột. Cũng may phía trước có để một cái TV trên đó đang chiếu những trận tranh chung kết bóng đá của giải Euro 2000. Cuối cùng chuyến bay cũng cất cánh lúc 3 giờ 20 và về  đến Đà nẳng lúc 4 giờ 30. Chị Cúc và các cháu ra đón.

              Sài g̣n đang nóng nực nhưng về đến Đà nẳng th́ trời lại lạnh. Cái lạnh của những ngày cuối một mùa đông. Những con đường sao thấy lạ quá. Người ta đang nói đến công tŕnh của chiếc cầu quay bắc qua sông Hàn và công tŕnh thiết lập một hệ thống ṛng rọc đưa những toa xe chở du khách lên núi Đá bàn. Đây là đỉnh cao nhất trong vùng, trước đây quân đội Mỹ đă thiết lập một đài radar và trạm truyền tin. Đứng ở đây có thể quan sát được toàn bộ thành phố Đà nẳng và những vùng phụ cận. Núi Đá bàn cũng có mỏ mica theo triền núi phía đông bắc. Quăng nam  có mỏ vàng ở Bông miêu và mỏ than đá ở Nông sơn nhưng vẫn chưa khai thác hết.

              Những căn cứ quân sự, những địa danh nổi danh một thời về những trận đánh khốc liệt như Đại nội Huế, Cổ thành Quảng trị, Khe Sanh, Lao băo, Mỹ chánh, Đại lộ kinh hoàng, Dăy phố buồn thiu, Quế Sơn, Thường Đức, băi biển Mỹ khê, Non nước.. được sửa sang lại thành những địa điểm du lịch mời gọi những du khách cựu chiến binh Mỹ và Việt nam..Lưu lượng xe ở đây ít hơn nhiều so với Sài g̣n nên những con đường trông rộng răi và vắng vẽ hơn. Chỉ có khu Chợ Cồn và chợ Hàn là sầm uất và náo nhiệt.

           Xe đang chạy qua ngă ba Huế, theo Quốc lộ 1 về Phước tường, rồi quẹo về hướng tây. Trung tâm Huấn luyện Ḥa cầm c̣n lại những căn nhà tôn bị gỡ đi gần hết. Rồi dừng lại ở ngă ba Túy loan. Dù có nóng ḷng, anh Lang cũng muốn dừng ở đây để ăn một tô ḿ Quảng. Cọng ḿ màu vàng tươi, những miếng thịt béo ngậy và những miếng bánh tráng nướng dồn rụm. Túy loan vốn nổi tiếng với món ḿ Quảng. Chiếc xe van thuê bao lại tiếp tục. Qua chi khu Hiếu đức và vào địa phận quận Đại lộc. Con đường tráng nhựa trước đây do Marine Mỹ xây dựng, bây giờ bị phá hủy nhiều đoạn v́ thời gian và v́ những cơn lụt hằng năm. Thiên tai vẫn xảy ra nhưng quê nghèo vẫn vươn lên sức sống mănh liệt. Người dân xứ Quảng càng không muốn rời bỏ vùng đất cằn cỏi đó. T́nh quê hương như núm ruột khó ĺa.

            Quê kiểng ta một bầu trời rộng,

             Nở đóa vàng hoa tận cuối mùa,

            Ta cũng như quê ôm giấc mộng,

            Đi mười phương mà nhớ một phương.

            TRẦN YÊN H̉A.

            Những cánh đồng mạ non mới lớn. Những khu ruộng mía đă trổ cờ. Những rặng núi về phía tây vẫn c̣n cắt nét trên nền trời chiều màu tím nhạt. Cuộc chiến tháng 3/1975 của Lữ đoàn 369/TQLC không cho địch từ vùng Thượng Đức tràn xuống đồng bằng Đại lộc bỗng hiển hiện về như in trong trí. Những ngọn đồi máu 1062, 1253 ở vùng Thường Đức, những động Lâm, dăy Sơn gà và tôi đă qua những ngày chiến đấu quyết liệt, máu đă đổ bao lần trên mảnh đất của chính quê hương ḿnh nhưng cuối cùng phải đành ḷng bỏ đi.

             Ngày 29/3/75 Đà nẳng hoàn toàn bơ ngỏ và hổn loạn. Quân đoàn I hùng mạnh nhất, SĐ/TQLC kiêu hùng nhất không đánh mà tan, không đầu hàng nhưng ră ngũ. Những ngày cuối tháng ba hoăng loạn. Tiểu đoàn 2/TQLC được lịnh đang đêm từ động Lâm, đồi 1062 ..rời bỏ những vị trí quan trọng này mà ḿnh đă chiếm giữ bằng máu được lịnh phải bỏ đi, những căn động chứa lương khô và nước uống dự trữ trong ṿng một tháng và những đạn dược , lựu đạn được lịnh hủy bỏ, chỉ mang theo một cấp số đạn và 3 ngày lương khô. Chúng tôi đi suốt đêm và trưa hôm sau xuống đến đồng bằng Đại lộc, lên xe đến bến đ̣ Xu, sang sông tập trung tại phi trường Non nước rồi một số bơi ra tàu , một số xuôi Nam bằng đường bộ trong ngày hôm sau..Tiểu đoàn 2/TQLC, những con “ Trâu điên” tan đàn sẻ nghé tại đây.. Rồi gom quân ở Vũng tàu, tiếp tục chiến đấu ở Hố nai, Gia kiệm, Long thành cho đến ngày “ tan hàng” tại căn cứ Sóng thần, Thủ đức. Những ngày cuối tháng tư đen tối . Hai mươi lăm năm rồi, vết thương dĩ vảng vẫn chưa khép miệng.

             Xe chúng tôi đă về đến thị trấn Ái nghĩa. Những ánh đèn điện từ những căn nhà hai bên đường hắc ra không đủ thắp sáng cho khu phố. Người ta đang đào đường để đặt những ống cống. Tiếng nhạc sập x́nh phát ra từ những quán cà phê. Toàn là những loại nhạc vàng, nhạc xanh,  c̣n những loại nhạc đỏ, nhạc đấu tranh gần như chẳng c̣n ai muốn nghe. Những điều gian dối, tuyên truyền của cs không c̣n lừa gạt được ai. Chủ nghĩa cs như con quái vật gớm ghiếc và hôi hám. Chúng đă cưỡng chiếm miền Nam nhưng không chiếm được tấm ḷng và tâm hồn của người dân miền Nam.

         Pḥng mẹ tôi ở dưới lầu bên phải. Ánh đèn néon đủ sáng cho chúng tôi được nh́n khuôn mặt của Mẹ nhăn nheo, mái tóc cắt ngắn bạc phơ. Mẹ đang nằm trên chiếc chơng tre. Chiếc nệm g̣n và chiếc mền mua ở chợ Kmart mà vợ tôi mang về năm 1998. Tôi và anh Lang đến ngồi bên giường mẹ. Mắt mẹ nhắm nghiền nhưng hai tay vẫn nắm chặt lấy hai tay anh em tôi. Mẹ muốn giữ căm giác này như trong chiêm bao. Hai giọt lệ hiếm hoi lăn dài trên khuôn mặt bất động. Cho đến khi chị Cúc lên tiếng hỏi:

          _Mẹ biết ai đó không?

          _Hai thằng chó chứ ai. Mẹ trả lời.

          Anh Lang th́ đă lảnh tiền già. C̣n tôi th́ cũng sắp sửa đáo tuế lục tuần. Nhưng đối với Mẹ chúng tôi vẫn là những đứa con c̣n nhỏ dại. Đôi cánh gà xơ xác nhưng vẫn mong phủ lấy đàn con. Anh em tôi đều nghẹn ngào. Cả nhà trào dâng nước mắt rồi cả nhà đều reo mừng sung sướng v́ mẹ tôi đă hồi tĩnh sau một tháng nằm im thiêm thiếp chờ mong những đứa con từ xa trở về. Niềm ao ước của Mẹ là anh em tôi mỗi năm có một người thay nhau về thăm Mẹ. Mẹ tôi đă sống trọn vẹn cả một thế kỷ thứ 20. Đă qua những vật đổi sao dời của Đất nước. Lời nguyện cầu của Mẹ vẫn chưa được đáp ứng :

            Ḥa b́nh đến tưởng chừng xuân hội ngộ,

            Lệ chưa khô trên đôi má hôm nào,

            Mẹ khóc những thằng con ra đi tám hướng,

            Nghiệt ngă đọa đày biền biệt âm hao.

            THÁI TÚ HẠP.

           Những ngày sau đó Mẹ đă ngồi dậy được nghe anh em chúng tôi kể chuyện. Anh Lang có tài pha tṛ và mẹ cũng rất bằng ḷng. Mẹ hỏi đời sống của những đứa cháu c̣n lại ở Sài g̣n và những đứa bên Mỹ. Anh em tôi cũng đều biết t́nh trạng hiện giờ của mẹ như ngọn đèn chợt loé lên rồi sẽ tắt đi trong một thời gian rất gần nên đă bàn định với nhau và âm thầm đi mua đất, xây kim tỉnh và sẳn sàng một nơi êm đẹp để khi Mẹ nằm xuống chị Cúc tôi khỏi lúng túng.

            Tôi cũng dành một ngày để về thăm lại ngôi trường cũ. Trường Trung học công lập TRẦN QÚI CÁP ở thành phố cổ Hội an mà tôi đă qua thời gian ở trọ 7 năm .

              Tôi mượn chiếc xe Dream 2 của anh Tŕ, rồi theo liên tỉnh lộ số 4 xuống Phong thử, quê ngoại, qua ga Kỳ lam, qua làng Câu nhi, Bát nhị nơi sinh của cụ Trần quí Cáp, rồi tháp chàm Bàng An, đến thị trấn Vĩnh điện trên Quốc lộ 1. Chiếc cầu trên  sông cao lêu nghêu, khẳng khiu, đen đúa tội nghiệp. Con sông ngày xưa trông rộng mênh mông , bây giờ như nhỏ lại. Ḷng sông mùa này nước cạn để lộ những cồn cát ở giữa. Rẽ trái đi về phía đông, chạy dọc theo cánh đồng bây giờ như hẹp lại, có những đoạn con đường chạy dọc theo con sông Thu bồn. Tôi dừng xe lại để chụp vài tấm h́nh trên sông nước. Những cô gái nhỏ mặc quần áo trắng đạp xe đi học.

             Cách Hội an chừng 3km, có một trạm thâu tiền những du khách vào thăm thành phố cổ. Tôi là người trở về sau những năm dài xa cách một cách âm thầm lặng lẽ nhưng trong trái tim tôi có những nhịp đập rộn ràng. Tôi muốn nói với họ cậu học tṛ nhà quê xuống tỉnh trọ học của 44 năm trước đă trở về. Nhưng h́nh như họ chẳng hề quan tâm đến tôi mà đang bận thâu tiền những người khách du lịch đang líu lo những ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ. Xin đừng khuấy động một vùng trời b́nh yên nào đó. Tôi không phải là anh chàng Từ thức trở về sau hàng ngàn năm vắng bóng nhưng khoảng thời gian tôi xa cách cái thành phố học tṛ này đâu phải ngắn ngủi ǵ.

 Sau khi được cơ quan UNESCO của Liên hiệp quốc công nhận là di tích lịch sử thế giới, Hội an được trùng tu và sửa chữa lại để mời gọi du khách. Nhưng vẫn c̣n những căn nhà cũ kỷ, mái lợp ngói âm dương tồn tại từ thế kỷ thứ 16, 17. Từ ngă ba nhà thờ Tin lành đi dọc theo khu dệt vải mà bây giờ vẫn c̣n, là đến Chùa CẦU- nghĩa là cái chùa nằm trên cái cầu do những thương nhân người Nhật xây dựng .  Ở hai đầu có bốn tượng của hai con chó và hai con khỉ. Có lẽ cầu được xây dựng từ năm Thân và hoàn tất vào năm Tuất. Những ngôi chùa ở Hội an đều được trùng tu sơn phết lại như chùa Phước kiến, chùa Âm bổn,.. nhưng chùa Cầu vẫn là một biểu tượng của Hội an:

           Và em có về ghé thăm phố Hội,

           Chùa Cầu xưa nằm đợi bước em qua,

           Chiều hôm nao xuôi thuyền ra cửa Đại,

           Ai khóc thương người bỏ nước đi xa.

           DƯ MỸ

            Thành phố nằm trên sông Thu bồn, con sông dài rộng mênh mông đổ ra Cửa Đại. Thành phố bây giờ đông đúc hơn xưa. Du khách đổ về đây cũng nhiều. Họ đi dọc theo những con đường phố nhỏ hẹp. Người ta mua những quà kỷ niệm nho nhỏ xinh xinh như cái quạt giấy, cái lồng đèn xếp, đến những bức tranh phong cảnh hay những truyền chân. Giữa đám người đông đúc đó mà tôi chẳng t́m thấy một người nào quen thuộc. Tôi băng qua chợ Hội an, đi dọc theo bờ sông Bạch đằng, rồi ṿng lên đường Nguyễn thái Học, Cường Để, những con đường bây giờ bị đổi tên khá nhiều và tôi cũng không muốn nhắc tới làm chi. Tôi vào thăm nhà của bà Trương Kim Điền, đă một lần tôi ở trọ ăn cơm tháng. Trương thị Mai, Trương thị Quít, Trương Dư A, đă sang Mỹ, chỉ c̣n lại Trương thị Chanh. Cô bé mới hồi nào tôi c̣n ẩm trên tay mà bây giờ đă có hai con . Tôi cũng ghé vào thăm xóm Âm Hồn, một thời đă ghi đậm trong kư ức tôi những buồn vui thuở c̣n đi học. Rồi từ giếng Bá Lễ, tôi đi ṿng qua Bến xe, quẹo phải trên đường Trần hưng Đạo. Nếu không có bảng đề tên chắc tôi cũng không nhận ra Trường cũ.  Dễ đă 37 năm rồi tôi đă đi xa. Mọi cái đều thay đổi đến lạ lùng. Những hàng phượng vỹ đỏ thắm sân trường ngày xưa. Những hoa học tṛ ép vào trang lưu bút viết cho nhau những mùa hè chia tay. Cột cờ ở giữa, nơi chúng tôi thường tập trung chào cờ hát bài Quốc ca và suy tôn Ngô tổng thống, bây giờ cũng đă thay h́nh đổi dạng. Tất cả chỉ c̣n là những hoài niệm, như h́nh ảnh của cậu học tṛ ngày xưa:

             Thuở sân trường anh có lẻ, t́nh si.

             Lỡ nhướng mắt ngó say người nguyệt thẹn.

             Con suối nhỏ sớm mơ lời biển hẹn ,

             C̣n trách ǵ sâu cạn những ḍng sông.

             HOÀNG  LỘC

              Tôi ngồi đây trên chiếc ghế đá trong khuôn viên của Trường mà nhớ về thầy hiệu trưởng Tăng Dục, Hoàng Trung, về các thầy Phan Khôi, Tống Khuyến, Đặng văn Bôn, Đổ Kiệm,..Thầy Tăng Dục sau này ra làm Dân biểu thời đệ nhất Cộng ḥa, thầy Khôi trước đây là Trung đoàn trưởng trong thời kỳ chống Pháp nhưng thầy không chấp nhận chủ nghĩa cs nên thầy không đi tập kết mà trở về Quốc gia và đi dạy học. Thầy Bôn cũng là một chiến sĩ, thầy cụt tay phải nhưng viết trên bảng đen bằng tay trái rất nhanh và thầy có cô vợ là dân Hội an  rất đẹp, thầy Khuyến có tật ở chân trái như những người bị sốt tê liệt và thầy thường khẻ tay học tṛ bằng thước mỗi lần phát âm không đúng về một tiếng nào đó trong Pháp văn. C̣n về các cô Huỳnh Tân, Lê thị Luyện, Trần thị Bạch Vân, Vũ thị Cẩm Nhung. Cô Tân là một cựu hoa khôi, cô nói tiếng Pháp giọng đầm, dáng người phong lưu trang nhă, đặc biệt là cô có hai cô con gái thật xinh đẹp : Ngọc Anh và Ngọc Bích. Cô Luyện, dạy Vật lư, làm giáo sư cố vấn lớp tôi năm Đệ thất. Cô Vân to cao khỏe mạnh như một lực sỉ điền kinh; cô thường mặc trắng ( mademoiselle en blanche), nhưng không phải thiên thần, không phải những nữ lang trong truyện liêu trai chí dị nhưng là hiện thân của một sắc đẹp phụ nữ toàn hăo nhất, khiến cho những anh chàng các lớp đệ tam, đệ nhị nh́n cô với những ánh mắt say mê. Cô Nhung dạy Vạn vật, đă có gia đ́nh, chồng cô là một Đại úy công binh, cô vẫn c̣n sống với Ba mẹ cô trong một căn nhà lớn đẹp đẽ v́ Ba cô là phó tỉnh trưởng hành chánh. Đặc biệt là thầy Dương đức Nhự, dạy Anh văn và cô Lê thị Từ Nguyên, dạy Sử Địa. Họ có một cô con gái đầu ḷng, sinh tại Hội an, có cái tên thật  hay là DƯƠNG NHƯ NGUYỆN (đọc trại của hai chữ Nguyên Nhự ). Cô ấy đă thừa hưởng được cái tinh hoa của cha mẹ nên đă đậu Tiến sỹ về luật khoa tại Houston và Thạc sỹ tại Harvard. Cô ấy lại là một nhà văn nữ, đă đoạt giải thưởng văn chương. Tôi rất thích đọc tác phẩm MÙI TRẦM HƯƠNG  của Dương Như Nguyện.

             Tâm sự của tôi thật miên man như Lê thị Hàn một lần về thăm phố cổ. Một buổi chiều nắng hanh trên con đ̣ đưa khách ở Cẩm kim. Hoa lục b́nh e ấp màu tím nhớ thương. Đường xưa phố cũ cũng cảm thông với người về nên ngậm ngùi hỏi nhỏ:

            Phố cổ ngày xưa ngậm ngùi hỏi nhỏ:

            Sao trở về đây đơn đuốc độc hành,

            Chùa Cầu lặng thinh nh́n ta bỡ ngỡ,

            Lời nguyện cầu nào c̣n nhớ c̣n thương.

            LÊ THỊ HÀN.

           Con đường dẫn về bải biển Cửa Đại không c̣n trống trăi như xưa. Nhiều khách sạn đă mọc lên hai bên đường . Có những kiến trúc tân kỳ bên cạnh những ngôi nhà xưa cũ. Thật trái ngược. Con đường không c̣n dài xa hun hút mà h́nh như ngắn lại rất nhiều. Băi biển đầy những quán ăn. Những  cái ghế nằm yên dưới bóng những cây dù. Không c̣n những băi cát vàng mênh mông của thuở c̣n đi học. Cũng không c̣n những rặng thông dài mà bọn tôi thường ngồi mơ mộng chờ trăng 16 nhô lên trên mặt biển thả những con rắn vàng theo sóng chạy lăn tăn vào bờ. Câu chuyện t́nh học tṛ thật lăng mạn. Nụ hôn đầu đời cũng ngượng ngùng, e thẹn..chỉ có những bàn tay cuống quít t́m nhau. Mùi da thịt mặn nồng như mùi biển mặn. Biển đêm lờ mờ dưới ánh trăng, chỉ có những ánh đèn của những chiếc thuyền chài ẩn hiện nhấp nhô. Người con gái ấy bây giờ đă nằm yên dưới ḷng biển trong một chuyến vượt biên năm 1978. Ngày ấy tôi đang ở trong tù trên đỉnh Hoàng liên sơn. Càng nghĩ đến càng thấy ngậm ngùi nhưng tôi căm thấy khâm phục nhiều hơn. Cô gái ấy đă có một sự chọn lựa dứt khóat : Tự do hay là chết.

C̣n tôi cũng trở về đây từ vùng bên kia chân trời, bây giờ ngồi đây âm thầm lặng lẽ một ḿnh.  Buổi trưa những cơn sóng lớn vổ mạnh vào bờ, tung bọt trắng xóa ở bờ đá cuối ghềnh khu Xóm Chài. Đă qua rồi những ngày chiến tranh nhưng những con sóng dữ vẫn nhận ch́m bao người  đi t́m TỰ DO giữa đại dương bát ngát. T́nh quê  như những đợt sóng xô dạt vào bờ bất tận. Quê hương là niềm hạnh phúc cũng là nổi đắng cay:

            Xin lắng nghe tiếng vàng reo ngọc trạm,

            Bút hồn quê réo rắc máu tim anh,

            Mực dù phai, tâm bút với tâm thành,

            Luôn vĩnh cửu theo Hồn Thiêng Đất Mẹ.

            VỎ ĐẠI TÔN.

            Ôi t́nh quê hương! Biết nói sao cho vừa.

             Một tuần lễ sau tôi âm thầm từ giă mẹ tôi để vào lại Sài g̣n. Anh chị Lang tôi vẫn c̣n ở lại. Tôi ra đi khi mẹ tôi đang ngũ trưa. Đó là lần sau cùng tôi được thấy mẹ. Bà con  nội ngoại cũng chẳng c̣n mấy. Bạn bè mỗi đứa mỗi nơi. Chỉ c̣n những người bạn cùng chiến đấu trong binh chủng TQLC và những người bạn cùng khóa Trường Vỏ bị Đà lạt. Bây giờ họ trở thành những người thân yêu c̣n lại. Họ là những thương phế binh, những người lảnh phần thiệt tḥi nhất sau cuộc chiến. Tôi muốn t́m đến với những khuôn mặt thân yêu đó. V́ họ là dĩ văng của tôi. Những mảnh đời đau thương của quê hương tôi bỏ lại.

Tôi đi nhiều mà không tốn tiền taxi hay xe ôm v́ tôi tự lái xe mà đi. Trước khi tôi về có nhiều nói với tôi -  Sài g̣n lúc này xe cộ đông quá, không dám lái xe. Đúng đó. Nhưng phải thử cái đă. Điều quan trọng là phải làm chủ được chiếc xe. C̣n đường phố rồi sẽ quen. Ngày đầu tiên hơi ngại. Ngày thứ hai tạm được. Ngày thứ ba th́ không có ǵ trở ngại. Dân “ Trâu điên” mà. Những con đường Sài g̣n không thể mở rộng được chiều ngang, mặc dầu người ta có cho mở thêm những con đường mới. Xe hơi, xe gắn máy, xe đạp, cả người đi bộ cũng dành đường. Luật lệ giao thông th́ tùy nghi. Đèn xanh, đèn đỏ cho có lệ. Chỉ có tiếng c̣i xe được xử dụng liên tục. Quan trọng nhất là phải biết áp dụng nguyên tắc SÁU LỜ ( 6 chữ L): Len lơi, luồn lách, lanh lẹn. Cuộc sống ở Sài g̣n cũng thế  thôi. Đừng sợ tai nạn v́ tốc độ trong thành phố chậm. Mọi người nh́n nhau chứ không nh́n vào kính chiếu hậu. Nói cho cùng nếu có accident th́ cũng không sợ DMV treo bằng lái hay tăng insurance hay phải ra hầu ṭa. Chỉ có thỏa thuận bồi thường song phương, hay biết thủ tục đầu tiên với công an. Cho nên về Sài g̣n các bạn nên mạnh dạn cầm tay lái, đở tốn tiền và đở làm phiền cho người khác.

           Buổi sáng trước khi đến nhà Mỹ và Nữa, tôi gọi phone báo trước và nhờ chỉ đường qua loa. Nhà của Nữa ở trên đường Nguyên Hồng, tên của một nhà văn thời tiền chiến. Vùng này đối với tôi có nhiều kỷ niệm trong trận chiến Tết Mậu thân như Ngă 5 B́nh ḥa, ngả 3 Cây thị, đồng Ông Cộ..Sau khi quẹo trái qua đường Lê quang Định, qua chùa Dược Sư khoăng 2 blocks đường là tới . Phía trước nhà có cửa sắt, nhà xây gạch cũ kỹ. Nữa bây giờ theo đạo VÔ VI. Tôi hỏi :

          _Vô vi là không làm ǵ hết theo kiểu Lăo tử phải không?

          _Không làm nhưng mà có .. , Nữa nói, làm việc thiện.

          Đó là một hệ phái mới do ông đạo Lương sĩ Hằng hay c̣n gọi là ông đạo Tám khởi xướng, lấy giáo lư đạo Phật làm căn bản, sinh hoạt từng nhóm nhỏ và chủ trương làm việc thiện, chuyên cung cấp ḥm và văi liệm để chôn những người nghèo chết mà không có phương tiện. Huỳnh vinh Quang có kể cho tôi nghe, Nữa ra trường về Sư đoàn 7 không làm Trung đội trưởng mà được làm Đại đội phó ngay. Nhân dịp Đại đội trưởng đi phép, dẫn Đại đội đi hành quân, Niên trưởng Ngô gia Truy, Khóa 21, dẫn Đại đội đi bên kia, c̣n Đại đội của Nữa đi bên này bị VC phục kích. Nữa và một số quân nhân bị bắt. VC bịt mắt dẫn đi. Khi đi cạnh một con kinh t́m cách đi chậm lại và núp dưới đám lục b́nh thoát và t́m đường về lại đơn vị. Mà Vùng IV là nơi nhiều ḿn bẩy nhất , Nữa bị mất một bàn chân trái trong một dịp hành quân khác và giải ngũ như nhiều người bạn khóa 22 như Chiêu vĩnh Trương, Trần văn May, Nguyễn duy Hoàng, Phạm duy Ái Việt,.. Nguyễn văn Hào cũng không toàn thây ở Kiến Ḥa. Đào duy Chàng cũng hy sinh tại Kiên Long, Chương Thiện. . Tôi hỏi tiếp Nữa :

_C̣n làm ăn th́ sao?                                      

           _ Nhờ tụi nhỏ là chính..                                               

            Nữa bỏ lững câu nói rồi đưa cái cẳng gỗ vào chiếc giày gần đó:

            _Để tao đưa mày tới nhà thằng Mỹ. Mày đi một ḿnh không t́m ra đâu.

             Tôi chào chị Nữa, người đàn bà có mái tóc hoa râm và nụ cười hiền từ. Nhà của Mỹ cũng ở gần đó thôi nhưng phải qua ba lần đường hẽm. Trước nhà có một cái ao rau muống, người ta đang đổ xà bần vào đó để có thêm diện tích cất nhà. Pḥng khách chỉ có một bộ bàn ghế bằng gỗ tạp. Nền ciment bị bể nhiều nơi. Mái tôn thấp không có đóng trần, mới 10 giờ sáng mà đă nóng hầm hập. Vợ chồng Mỹ làm gị chả bỏ mối. Trước đây có một cái sạp nhỏ ở chợ G̣ Vấp, nhưng rồi thuế đánh cao quá phải bỏ sạp. Bây giờ đi bán chạy tàu ở ga B́nh triệu. Có hôm bị công an tịch thâu, năn nỉ hết lời mà không được. Thế là mất cả vốn lẫn lời. Thằng con lớn đóng dép bỏ mối. Nghe nói bây giờ đă vướng vào căn bịnh Sida ở thời kỳ sau chót và đang chờ chết. Nữa cũng điện thoại hẹn gặp Giang kim Sơn ở quán cà phê của một người khóa đàn em. Khi ba chúng tôi tới điểm hẹn th́ đă thấy Sơn có mặt. Sơn ngồi trên chiếc xe ba bánh có gắn động cơ nổ do Sơn tự sáng chế. Hồi ở trong Trường, Sơn ở Đại đội G (Gà máp), cao ráo đẹp trai. Ra trường được đưa về pḥng Quân báo thuộc Bộ Tổng tham mưu. Có vợ và một con gái. Cuối năm 1971 lên Đại úy, được đưa về Tiểu khu Vĩnh B́nh để lấy cung từ của một hồi chánh viên . Hắn cung cấp nhiều tin tức khá chính xác và sẳn sàng hướng dẫn đến một kho vơ khí quan trọng. Nhưng khi trực thăng đến nơi th́ bị phục kích và Sơn đă bị thương vào cột sống và liệt toàn phần dưới. Giải ngũ với mức độ tàn phế 100% và người vợ đă bỏ đi, chỉ c̣n cô con gái rất mực thương cha. Bây giờ th́ nét mặt không có ǵ thay đổi nhiều nhưng mái tóc cắt ngắn, muối tiêu, muối nhiều hơn tiêu. Giọng nói vẫn ôn tồn điềm đạm. Thái độ vui vẻ khi gặp lại bạn cũ. Sơn cũng theo đạo Vô Vi như Nữa, nhưng đúng là vô vi, nghĩa là không làm ǵ ra tiền. Ăn chay trường. Ngày ăn một bữa. Nh́n Sơn tôi bỗng nhớ lại cái anh chàng SVSQ to cao, đẹp đẽ ngày nào. Nhưng khi nh́n vào mắt Sơn tôi bỗng t́m thấy ở đó sự b́nh yên. Giông tố đă một lần tàn phá cuộc đời của Sơn. Bây giờ chỉ c̣n lại sự b́nh an. Ít nhất tôi cũng cầu mong cho Sơn   được như vậy. Tôi cũng có hỏi thăm về Nguyễn phúc Sinh, người bạn cùng khóa, cùng trại tù Nam hà B (miền bắc). Nữa cho biết ra tù được ít lâu th́ Sinh vào tu ở một ngôi chùa ở Biên ḥa. C̣n vợ Sinh và đứa con trai đang sống tại một căn pḥng ở khu chung cư Cô Giang, gần chợ Thái B́nh. Tôi có đến thăm. Vợ Sinh trước đây là con của một dân biểu thời đệ nhị Cộng ḥa. Trăi qua bao cuộc bể dâu tang thương thế sự, nét mặt của người đàn bà trên 50 tuổi đó chỉ c̣n lại sự buồn phiền và chán nản. Thằng con trai th́ hư hỏng. C̣n Sinh th́ chỉ biết vui với bạn đạo trong tiếng mỏ câu kinh. Bỏ qua hết những cái sắc sắc không không, thất t́nh lục dục. Những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt của người đàn bà cằn cỏi đó đă làm cho tôi căm thấy xót xa. Giữa đời và đạo người ta biết t́m niềm hạnh phúc thật ở đâu ? Tôi cảm thấy thương Sinh nhiều lắm và cũng ngại khuấy động cái miền hạnh phúc nhọc nhằn đó của Sinh nên bỏ ư định t́m gặp. Tôi cũng chào chị Sinh và ra về một cách vội vàng sau khi gởi cho chị một số tiền nhỏ.

            Tôi cũng có một ngày hết sức bận rộn trước khi về lại California. T́nh cảm gia đ́nh thật dạt dào quyến luyến. Tôi gọi điện thoại về hỏi thăm sức khỏe của Mẹ tôi. Rất vui mừng khi biết mẹ đă trở lại b́nh thường. Vui chơi với hai đứa cháu ngoại. Gọi phone từ giă bạn bè. Cố gắng gọi Hoàng ngọc Can một lần nữa. Vợ Can bảo Can vừa đi vắng. Tôi cho số phone và bảo khi nào Can về th́ gọi tôi.

             Tôi đang vui chơi với hai cháu ngoại trên lầu th́ người nhà báo là có khách. Tôi vội vàng chạy xuống. Bốn người mới tới là : Nguyễn hửu Khiêm, Hoàng ngọc Can, Trần văn May và Nguyễn duy Hoàng. Cả bọn kéo nhau ra quán “ nghêu ṣ ốc hến” ở khu La cai, trên đường Nguyễn tri Phương. Quán buổi trưa vắng, những nàng “ hến ” đêm qua chắc khá bận rộn c̣n ngũ  c̣n lại những chàng “ốc” phục vụ. Trần văn May là người bạn cùng quê, ra trường về phục vụ tại trung đoàn 51 biệt lập ở Vỉnh Điện. Rồi bị thương, bị phân loại  giải ngũ. Hoàng ngọc Can, c̣n có tên là Can cọp vồ. Mà bị cọp vồ thiệt tại Căn cứ Rừng lúc cả khóa đi học khóa 32 Rừng-Núi-Śnh-Lầy ở Trung tâm huấn luyện BĐQ ở Dục Mỹ trước khi ra trường. Can có vẻ mệt mơi và bịnh hoạn. Bịnh tiểu đường lại thêm cao huyết áp. Không có việc làm và đời sống thật  khó khăn. Việc làm ở Sài g̣n bây giờ  đâu phải dễ t́m. Của khó người đông. Cái ǵ cũng bon chen chụp giựt. Gần 60 tuổi rồi, sức khỏe hom hem th́ làm sao kiếm được công việc khả dĩ. Hoàng cũng không khá hơn. Làm công nhân viên được một thời gian ngắn. Bọn chúng học hết nghề rồi cho về hưu non. Mà về hưu có nghĩa là mất job. C̣n May và thằng con trai lớn, túc trực tại nhà, nếu có khách gọi phone th́ chở b́nh gas đi giao. Cũng đắp đổi qua ngày. Khiêm vẫn c̣n bám nghề xây dựng, làm cho 2, 3 công ty. Chỗ nào có việc th́ làm. Vừa thiết kế, vừa thi công, vừa lên dự toán, vừa báo giá công tŕnh. Bao nhiêu công tŕnh béo bỡ đều lọt vào tay các công ty quốc doanh để chúng chia chát với nhau. Giận đời giận người nên thường hay lên tiếng chưởi đổng, được anh em trong khóa gọi là “ tam quậy” gồm Chiêu vĩnh Trương, Đổ hửu Lộc và Nguyễn hửu Khiêm. Coi chừng có ngay công an nó hốt ..nghe.

Các xí nghiệp tư th́ sống dỡ chết dỡ. Công ty Xây dựng của vợ chồng con gái tôi cũng phải tạm ngưng. Hai vợ chồng đă chuyển qua ngành du lịch, bán vé máy bay và hướng dẩn những đoàn khách ngoại quốc đến thăm VN.

            Buổi chiều tôi chở Can lên nhà Lê hoài Trí ở khu phế binh Phước B́nh, Thủ đức. Trí thuộc loại cao ráo đẹp trai, học 4 năm, ra trường đọc chọn về Không quân và du học ở Mỹ. Về nước cùng với Nguyễn ngọc Trạng ( Trạng Lợn) tăng cường cho Không đoàn 64. Có vợ và hai con gái rất xinh đẹp. Bị thương trong một trận đổ quân ở Ba Dừa ( Sóc trăng), chân trái bị cưa lên quá gối. Giải ngũ được cấp phát một căn nhà và một lô đất trong khu Thương phế binh Phước B́nh. Hồi mới ra trường về thăm quê ở Kiến Ḥa , nhưng khi về đến phà Rạch Miểu, giữa Mỹ tho và Kiến ḥa, th́ ba của Trí, theo VC, cho người móc nối để vào bưng, nhưng Trí đă từ chối và quyết chí đi theo con đường mà ḿnh đă chọn. Khóa 22 có hơn 20 SVSQ là dân Kiến Ḥa. Chỉ có một ḿnh Nguyễn văn Thiên ra trường không tŕnh diện đơn vị và biệt tích luôn, số c̣n lại đứng hẳn về phía về phía Quốc gia. Trần văn Ni, ra trường được chọn về Quân báo, nhưng khi an ninh sưu tra lại lư lịch đă đưa ra Sư đoàn 1 /BB ở đơn vị tác chiến và Ni  đă phục vụ đến tàn cuộc chiến, ở Sài g̣n nhưng không tham dự những cuộc họp khóa với anh em ở Sài g̣n v́ không muốn để mang tiếng cho Khóa và cũng không muốn mang tiếng cho cha ḿnh. Đó là một thái độ tự trọng.  Đi trên xa lộ vào buổi trưa thật là kinh khủng. Trời nắng nóng, con đường như bốc lửa. Khói bụi bốc lên nghẹt thở. Phải trang bị thật kỷ với nón kiếng khăn trùm mới dám bước vào chốn bụi trần. Cầu Sài g̣n đang sửa chữa và mở rộng. Xe cộ vẫn lấn đường đi qua, công nhân vẫn trộn bê tông bằng tay, đục thành cầu gia công sắt cũng bằng tay.

              Nhà máy ciment Hà tiên bụi khói bốc lên mịt mùng, lan tỏa cả một vùng rộng lớn. Những người của Đảng Xanh, những nhà tranh đấu cho ô nhiễm môi trường đến đây cũng phải chào thua. Đến ngă tư Phước B́nh th́ quẹo phải, đường tráng nhựa nhưng ổ gà không thiếu. Bên phải là hảng lắp ráp điện tử National của Nhật có trước năm 1975. Bên trái là trại nuôi heo quốc doanh. Mùi phân xông ra nồng nặc. Chẳng có ai phàn nàn hay thưa kiện ǵ ráo. Nhân dân làm chủ, nhà nước quản lư  th́  c̣n ai thưa ai.

             Căn nhà của Trí có mái hiên rộng, chủ nhân cũng mắc bịnh tiểu đường. Tết năm rồi Trí bị tai nạn xe, cái cẳng gỗ bị văng ra, cái chân cụt tới háng c̣n bầm tím.

            Khi nh́n Trí và bạn bè thương tật mà ḷng tôi cảm thấy xót xa. Trong cuộc chiến vừa qua họ là những người mất mát và thiệt tḥi. Trong chế độ mới họ và con cái họ bị đày đọa và tước đoạt hết mọi cơ hội và phương kế sinh nhai. Nhưng họ vẫn tự trọng và hảnh diện với cuộc chiến vừa qua mà họ đă tham dự. Trí nói với tôi : “ Khóa ḿnh thằng nào cũng có con trai và con gái khá nhiều, nhưng chưa có đứa nào làm sui với nhau..” Tôi hiểu ư của Trí và nh́n hai cô gái mới lớn thật xinh và hoàn toàn đồng ư với với Trí. Tôi cũng có một thằng con trai duy nhất và gật gật cái đầu như muốn nói với Trí.. “ Tại sao không..”. Bạn bè của ḿnh và gia đ́nh vợ con của họ là những người đáng được tôn trọng. Họ hay chúng ta là những người bị thua trận chứ không đầu hàng nhưng họ mới chính  là những người can đảm chấp nhận thực tại này mà không hề than van, hờn trách. Khi tôi ghi lại những gịng này th́ Giang kim Sơn và Lê hoài Trí cũng đă từ giă anh em Khóa 22 mà ra đi. Cầu mong cho họ được an b́nh ở một nơi nào đó.

Cho đến bây giờ những người CS vẫn chưa nhận hay không dám chấp nhận về bản chất của cuộc chiến vừa qua. Những tay đầu nậu của chủ nghĩa như Lenin, Stalin, Mao trạch Đông, Hồ chí Minh đă mang theo cái lư thuyết không tưởng của bọn chúng xuống mồ. Nhưng lịch sử nhân loại đă ghi đậm những vụ thảm sát nhiều triệu đồng bào và đồng chủng của bọn chúng. Hậu quả nhản tiền, chủ nghĩa đầy máu và nước mắt của chúng đă bị vùi xuống tận đất đen. Chỉ c̣n lại những kẻ cố bám vào những mảnh ván mục trên một đại dương đang cuồng nộ như đám lảnh đạo Hà nội,bởi v́ nếu bỏ ra th́ chúng sẽ bị triệt tiêu ngay lập tức.

             Hai mươi lăm năm sau cuộc chiến, đám người cs ma quái đó đă làm được ǵ cho một VN nghèo đói, ngục tù và chia rẽ.

             Đừng hỏi tại sao những NGƯỜI  VIỆT QUỐC GIA từ trong nước đến hải ngoại đều không chấp nhận dưới bất cứ h́nh thức nào sống chung với CS. Thật rơ ràng và dứt khoát khi chúng ta quyết định:

            C̣n TỰ  DO nghĩa là không c̣n loài QUỈ ĐỎ.

             C̣n CHÚNG TA nghĩa là không c̣n CHÚNG NÓ.

Hăy bừng mắt lên những kẻ đang hôn mê,

SÀI G̉N ơi nhất định ta sẽ về,

Nhất định ta phải về ..

Đớn đau đă nhiều rồi,

Hận thù này đă đủ.

Đất nước này không thể đem giao cho loài cầm thú,

Sài g̣n của ta không thể măi nhục nhằn.

Hăy đứng lên với mọi hờn câm,

Với ư chí sục sôi ,

Với thù này phải trả.

Sài g̣n ơi!

Ta bỗng nghe trong ḷng ḿnh xao xuyến lạ.

Bao năm rồi chỉ chờ đợi phút này thôi.

Em hăy sửa lại dung nhan diễm lệ tuyệt vời,

Ta sẽ về bên nhau nhất định ..

Sài g̣n ơi !!

 

* * *

 

 

 

 

 

 

                          KIỀU CÔNG CỰ

 

E-mail the Webmaster with questions or comments about the Web site